Rau ngót có tác dụng gì? Bật mí các công dụng tuyệt vời từ rau ngót

Rau ngót là thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình. Nhưng, vẫn chưa nhiều người biết hết về những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của rau ngót. Vậy rau ngót có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những công dụng của rau ngót trong bài viết này nhé

Rau ngót là rau gì?

Rau ngót còn có tên khác là cây bồ ngót, lá ngót. Rau này có tên tiếng anh là Sauropus androgynus, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Ngoài ra, nó còn được gọi với một số tên gọi khác như: cây rau bù ngót, rau chùm ngót, rau bông ngót, bò ngót hay như là bồ ngọt, bông ngọt theo từng vùng miền khác nhau.

Rau ngót là loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa cơm của người Việt. Rau này dễ trồng, dễ sống và được trồng bằng thân, ở mọi nơi. Vì thế, nên rau ngót thường trồng trong vườn, dọc bờ rào, theo các lối đi,… chủ yếu là tận dụng đất.

Rau sinh trưởng nhanh và đặc biệt rất ít sâu bệnh, không phải sử dụng thuốc trừ sâu. Vì thế, rau ngót ăn rất lành và an toàn. Người ta lấy lá rau ngót để nấu canh với thịt, xương, tôm hay hến cũng đều ngon và bổ dưỡng cho bữa cơm gia đình. Hơn nữa, nó còn có tác dụng giải nhiệt mùa hè. Người thể hư hàn nên kiêng dùng hoặc nếu dùng cần cho thêm mấy lát gừng.

Ở miền Bắc, mùa rau ngót sẽ kéo dài từ mùa hè, đặc biệt là ở giai đoạn mưa nhiều, tới mùa xuân năm sau. Vậy nên, có thể dễ dàng tìm và mua rau ngót từ tháng 7 tới tháng 3 năm sau. Rau bồ ngót trong mùa mưa sẽ sinh trưởng mạnh và chất lượng ngon nhất. Lúc này rau ngót thường nhiều lá non, không có hoa li ti. Hãy chú ý thời điểm này để thêm rau bồ ngót vào thực đơn hằng ngày.

rau-ngot-la-gi

Thành phần dinh dưỡng trong rau ngót

Rau ngót là rau là màu xanh đậm, dồi dào vitamin và khoáng chất gồm: vitamin C, B1, B6, kali, canxi, magiê, phốt pho. Ngoài ra, rau xanh này còn có lượng đạm (protid) dồi dào. Trong 100gr rau ngót gồm:

  • Tinh bột: 3,4g
  • Protein: 5,3g
  • Sắt: 2,7mg
  • Canxi: 169mg
  • Phốt pho: 64,5mg
  • Carotin: 6mcg
  • Vitamin C: 185mg
  • Vitamin PP: 2,2g
  • Vitamin B1: 100mcg
  • Vitamin B2: 400mcg

Có mấy loại rau ngót? Các loại rau ngót

  • Rau ngót ta: Cây rau ngót nhỏ nhắn, có thể cao tới 1,5 – 2m. nhiều cành, mọc thẳng thường được thu hoạch liên tục nên cây thường chỉ cao 0,9 – 1m.
  • Rau ngót Thái Lan
  • Rau ngót tàu
  • Rau ngót Nhật: Còn có tên khác là cây rau diễn, cây rau bồ ngót nhật. Là loại cây thân gỗ nhỏ, phân nhiều cành, tán lá, cao 1,5 – 2m. Tác dụng của rau ngót Nhật: chứa rất nhiều chất bổ và lành tính, đặc biệt là 2 loại vitamin A và C để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, nhuận tràng,…
  • Rau ngót rừng: đây là rau được giới sành ăn hay săn đón vì là món lạ miệng, không có quanh năm mà chỉ có khoảng tháng 2 – 3 âm lịch hàng năm. Ngót rừng không phải làcây nhỏ, thân bụi như rau ngót ta. Đây là loại thân gỗ, cao hơn đầu người, thường mọc ở những vách đá trên vùng núi như: Thái nguyên, Lạng sơn, Cao Bằng,…

Rau ngót bao nhiêu calo? Ăn rau ngót giảm cân được không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100gr rau ngót chứa 35kcal. Với hàm lượng này, có thể thấy rằng năng lượng trong rau ngót khá thấp.

Vì lượng calo trong rau ngót thấp, khoảng 35 kcal/100g. Hơn nữa, có đến 2.5g cellulose/100g rau ngót, đây là nguồn bổ sung chất xơ cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và giúp tiêu hao năng lượng dư thừa nhanh hơn.

Hàm lượng vitamin C chiếm tới 185mg/100g, rau ngót hỗ trợ vận chuyển chất béo, điều chỉnh mức cholesterol, nên chuyển hóa năng lượng tốt hơn và tạo điều kiện để đốt cháy mỡ thừa.

Hàm lượng protein khá lớn (chiếm đến 5,3g/100g raukhi kết hợp với chất xơ sẽ giúp cảm thấy no nhanh và lâu đói hơn những thực phẩm khác. Vì vậy, sẽ giảm cảm giác thèm ăn. Qua đó giúp giảm cân hiệu quả hơn

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học ở phạm vi diên rộng chứng minh ăn rau ngót có ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy vậy, nếu đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, không ăn quá 30gr rau ngót/ ngày.

rau-ngot

Rau ngót có tác dụng gì? Các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Kiểm soát đường huyết

Nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất flavonoid và polyphenol từ bồ ngót có thể giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

Qua đó đó, flavonoid có chức năng giảm nồng độ đường huyết, giảm sự tích tụ chất béo. Hơn nữa, polyphenol có chức năng giảm tế bào tăng sinh chất béo, tăng phân giải và tăng cường quá trình oxy hóa axit béo.

Đối với người bị tiểu đường, việc kiểm soát tốt đường huyết và những loại thức ăn khi nạp vào cơ thể rất quan trọng. Rau bồ ngót có chứa insulin, giúp kiểm soát lượng đường. Chất này có công dụng trong việc điều trị đái tháo đường tuýp 1.

Rau ngót có tác dụng gì – Tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh

Hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và phong phú gồm: đạm thực vật, các loại vitamin: B, C, PP và nhiều khoáng chất: canxi, kali, magie,… trong rau ngót rất có lợi cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Điều này tương đồng với những lợi ích của rau bồ ngót trong Đông y.

Hơn thế nữa, hợp chất phytochemical có trong rau bồ ngót giúp kích thích sự phát triển của hormone steroid, gồm các hormone như estrogen. Tác động của những hợp chất sterols trong rau ngót lên nội tiết giúp tăng lượng sữa của các mẹ trong thời kỳ đang cho con bú.

Ngoài ra, rau ngót cũng hỗ trợ trong việc chữa sót nhau thai. Loại rau này kích thích co bóp của tử cung, qua đó giúp đẩy hết dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm.

Giúp ổn định huyết áp

Trong rau ngót có chứa hoạt chất papaverin. Chất này có công dụng chống co thắt cơ trơn, cũng như hỗ trợ giãn mạch máu. Bổ sung rau ngót vào chế độ ăn của người bệnh cao huyết áp sẽ giúp huyết áp ổn định. Hơn nữa, các món ăn từ rau bồ ngót cũng rất tốt với những bệnh có về nghẽn mạch, tắc mạch hoặc xơ vữa động mạch.

Rau ngót có tác dụng gì – Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm

Với hàm lượng vitamin C nhiều và những thành phần dinh dưỡng khác, rau ngót hỗ trợ tăng cường miễn dịch của cơ thể. Do vậy, loại rau xanh đậm này giúp chống lại các tác nhân gây hại và ngừa viêm nhiễm.

Ngoài ra, lượng vitamin C cao có thể chống lại những bệnh nhiễm trùng do virus, gồm cả virus cúm. Theo các nghiên cứu, chiết xuất etanolic từ rau ngót cũng có tác dụng kháng viêm.

Giúp cải thiện đời sống tình dục

Nghiên cứu đã tiìm thấy hợp chất phytochemical trong rau ngót được chứng minh có công dụng làm tăng ham muốn tình dục và kiểm soát rối loạn các chức năng tình dục. Ngoài ra, sterol có trong rau ngót đem lại công dụng như loại hormone tình dục, cải thiện chất lượng cũng như số lượng tinh trùng của nam giới.

cong-dung-rau-ngot

Xem thêm những món ăn ngon từ rau cải chíp TẠI ĐÂY

Những chú ý khi ăn rau ngót

Nguy cơ sảy thai

Dù rất tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh nhưng nếu đang có thai, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ, cần hết sức cẩn trọng khi bổ sung rau ngót vào thực đơn mỗi ngày. Hàm lượng papaverin có trong rau ngót làm co thắt cơ trơn tử cung. Nạp quá nhiều papaverin sẽ tăng nguy cơ sảy gây thai đối cho bà bầu.

Nguy cơ viêm tiểu phế phổi tắc nghẽn

Theo nhiều nghiên cứu, việc hấp thụ quá nhiều nước ép rau ngót sống để giảm cân dẫn tới bùng phát viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Hợp chất papaverine có trong rau bồ ngót là nguyên nhân gây nên chứng suy phổi này. Cục An toàn thực phẩm Hongkong đã ghi nhận việc dùng rau ngót chưa chín với số lượng lớn có thể dẫn tới mất ngủ, kén ăn, khó thở và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn

Làm mất ngủ

Việc dùng liên tục nước ép rau ngót sống không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Nếu liên tục tiêu thụ 150gr nước rau ngót hằng ngày, đồ uống này có thể dẫn tới hiện tượng khó ngủ, khó thở và ăn không ngon. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho biết, các triệu chứng này thường biến mất sau 1 ngày, nếu ngưng sử dụng.

Trên đây là những tác dụng của rau ngót và lưu ý khi sử dụng. Hãy tham khảo và áp dụng để bảo về sức khỏe nhé

Tìm hiểu thêm cà chua kỵ gì TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *