Ốm nghén khi mang thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, gây cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, đắng miệng, chán ăn,… và tần suất nặng hay nhẹ cũng tùy thuộc vào thể trạng cũng như sinh hoạt và chế độ nghỉ ngơi của mỗi mẹ bầu. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu một số mẹo nhỏ chữa ốm nghén khi mang thai từ bài thuốc thiên nhiên bên dưới đây nhé!
1. Điều trị ốm nghén bằng gừng
Đưa gừng vào danh sách ăn uống hàng ngày của mẹ bầu vì gừng được cho là “kẻ thù” của của các triệu chứng buồn nôn, nghén ói. Từ gừng tươi cho đến các loại thực phẩm có chứa gừng như bánh quy gừng, kẹo gừng, trà gừng v.v…
- Chữa ốm nghén khi mang thai với gừng: Bạn chỉ cần đem gừng tươi gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái lát và dùng nó để ngậm sẽ có tác dụng cải thiện sức khỏe ốm nghén rất tốt. Đây là cách trị ốm nghén tự nhiên rất đơn giản mà hiệu quả, bạn có thể sử dụng để ngậm hàng ngày hoặc những lúc có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn nhé.
- Nước mía và gừng tươi có tác dụng: hòa vị cầm nôn, sinh tân bổ dịch. Dùng để trị các trường hợp phụ nữ mang thai đắng miệng, khát nước, buồn nôn hoặc nôn khan
- Làm nước mía và gừng tươi rất đơn giản: 100ml Nước mía, 10g gừng tươi. Gừng tươi ta rửa sạch, giã nát, cho vài giọt vào cốc nước mía, quấy đều, hâm nóng rồi uống.
Xem thêm: NỤ HOA TAM THẤT CÓ TỐT CHO BÀ BẦU
Chữa ốm nghén bằng nước mía và gừng tươi
2. Chữa ốm nghén bằng vỏ quất, quýt, cam
Một trong những thực phẩm chữa ốm nghén đơn giản mà hiệu quả mà các mẹ không nên bỏ qua đó là vỏ của các loại quả như cam, quất, quýt. Nó giúp khắc phục tình trạng ốm nghén như mệt mỏi, nôn ói rất tốt
Mẹ bầu có thể dùng để ngửi mỗi khi có cảm giác buồn nôn hoặc có thể đem thái vụn vỏ rồi hãm làm nước uống hàng ngày giống như nước trà, nó giúp giảm dần cảm giác buồn nôn và biến mất hoàn toàn.
2. Mẹo chữa ốm nghén bằng chanh tươi
Chuẩn bị: Nước lọc, chanh tươi.
- Chanh có khả năng chữa buồn nôn do ốm nghén rất hiệu quả. Ngoài ra, Chanh chứa rất nhiều Vitamin C nên cũng rất có lợi cho bà bầu và thai nhi.
- Để thực hiện cách chữa ốm nghén bằng chanh bạn làm như sau: bạn pha nước chanh với mật ong và uống vào mỗi buổi sáng sớm hoặc nhỏ một ít tinh dầu chanh lên khăn tay để ngửi khi có triệu chứng buồn nôn và khó chịu.
- Ngửi vỏ chanh thường xuyên để ngăn ngừa các mùi gây cảm giác buồn nôn, khó chịu một cách nhanh chóng nhất.
Xem thêm: CÁCH PHA BỘT SẮN DÂY AN TOÀN VÀ GIÀU DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU
3. Bí quyết chữa ốm nghén khi mang thai bằng lá tía tô
Nguyên liệu cần chuyển bị gồm: 5 – 10 lá tía tô, nước nóng.
- Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát cho vào ấm và đổ nước nóng vào, bạn hãm như hãm chè vậy. Sau đó sử dụng nước lá tía tô này để uống hàng ngày.
- Cách chữa ốm nghén cho bà bầu bằng lá tía tô rất an toàn và cực kỳ đơn giản. Nó không chỉ làm giảm cảm giác nghén ngẩm mà nó còn giúp an thai và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu.
- Ngoài việc hãm nước lá tía tô uống hàng ngày thì bạn cũng có thể dùng lá tía tô để chế biến các món ăn hàng ngày cũng rất tốt trong việc khắc phục ốm nghén đấy nhé.
4. Chữa ốm nghén bằng củ cải
Nguyên liệu: Củ cải trắng.
Chữa ốm nghén bằng củ cải vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy củ cải trắng gọt bỏ vỏ, thái miếng nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn, ép lấy nước cốt củ cải và uống hàng ngày. Củ cải có tính ngọt mát giúp thanh nhiệt, giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén rất tốt.
Xem thêm: TÁC DỤNG CỦA HẠNH NHÂN ĐỐI VỚI BÀ BẦU VÀ THAI NHI NÊN ĂN THƯỜNG XUYÊN
5. Chữa ốm nghén khi mang thai bằng bí đao
Bí đao có rất nhiều cách thực hiện, Đơn giản nhất là bạn đem bí đao làm sạch rồi ép lấy nước uống Hoặc bạn cũng có thể thái mỏng đem phơi khô và hãm thành trà để uống
Bí đao giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu rất tốt. Bên cạnh đó, bí đao còn có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc rất tốt cho sức khỏe.
6. Uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
Nước có vai trò rất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ vì tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai. Khi mẹ bầu bị mất nước có thể gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể làm bà bầu bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,chuột rút và phù nề
Do đó, mẹ bầu cần uống ít nhất 1,5 -2 lít nước mỗi ngày và uống nước đúng thời điểm cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa. Mẹ bầu nên chia uống nước thành nhiều lần chứ không nên uống nhiều cùng một lần vì có thể gây áp lực lên dạ dày và thành bụng.
7. Ngủ nhiều nhất có thể
Cơ thể bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn do quá trình thai nghén, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ sớm và ngủ ít nhất 8 giờ/ mỗi đêm và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và nghỉ bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng, lo lắng, giảm stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt bạn nên đứng lên, ngồi xuống từ từ.
Xem thêm: CÁCH LÀM MÓN BÔNG BÍ CHIÊN TÔM BỔ DƯỠNG CHO CÁC BÀ BẦU ĐỪNG BỎ LỠ
Mẹ bầu hãy ngủ nhiều nhất có thể
8. Tránh xa môi trường nhiều mùi
Một không gian thoáng đãng, không khí trong lành, nhiệt độ và ánh sáng vừa đủ, không có quá nhiều mùi vị hỗn tạp rất tốt cho bà bầu chữa ốm nghén, buồn nôn khi mang thai. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên cố gắng tránh xa những nơi có mùi khó chịu làm bạn muốn nôn ói.
Chúc mẹ bầu chống nghén thành công với những phương pháp trên!
Xem thêm: 5+ THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU GIÚP MẸ KHỎE BÉ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN