Nếu bạn chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai 3 tháng đầu, giai đoạn đầu là giai đoạn quan trọng nhất, bé yêu bắt đầu hình thành và phát triển để bảo vệ tuyệt đối cho bé yêu. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu “7 loại rau làm tăng nguy cơ sảy thai mà mẹ bầu cần phải tránh trong thời gian mang thai” dưới đây nhé!
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra nhiều loại rau bấy lâu tưởng chừng như bổ dưỡng nhưng chúng lại ẩn chứa những khả năng gây hại khôn lường:
Xem thêm bài viết liên quan: 7 loại thực phẩm tự nhiên giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng
1. Mướp đắng
Mướp đắng rất tốt cho cơ thể, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng mướp đắng thường xuyên, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vị đắng của mướp đắng này có thể làm co bóp dạ dày và tử cung, dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở những phụ nữ có tử cung ngả sau, những người cổ tử cung có sẹo hoặc nạo phá thai nhiều lần.
2. Rau làm tăng nguy cơ sảy thai – Cải xoăn
Cải xoăn là một loại rau rất dễ trồng và cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
Theo các chuyên gia y tế, cải xoăn là loại rau rất tốt cho chị em trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng lại không hề có lợi cho người mang thai và không nên sử dụng chúng quá nhiều vì có thể gây sảy thai.
Xem thêm: 5+ THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU GIÚP MẸ KHỎE BÉ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
3. Ớt chuông
Ớt chuông là thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất như: vitamin C, vitamin A, chất xơ, chất chống oxy hóa… Tuy nhiên, ớt chuông có đặc tính cay, vị đắng nên chị em đang trong thời kỳ mang bầu nên hạn chế ăn, một tuần chỉ nên ăn chút ít khoảng 1 lần thôi nhé.
Nếu ăn ớt chuông thường xuyên, tử cung của bà bầu sẽ bị kích thích khiến tử cung sẽ co bóp mạnh hơn gây xuất huyết và có thể dẫn tới tình trạng sảy thai ở phụ nữ đang mang bầu.
Xem thêm: 8 BÀI THUỐC TỰ NHIÊN CHỮA ỐM NGHÉN KHI MANG THAI CHO BÀ BẦU
4. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là một trong những thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai rất cao. Trong đu đủ xanh chứa nhiều prostaglandin, oxytocin, papain gây ra co thắt tử cung, nó cũng có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai, dẫn tới sinh non và làm cản trở sự phát triển của thai nhi.
5. Rau làm tăng nguy cơ sảy thai – Rau ngót
Thành phần dưỡng chất trong rau ngót rất lớn: vitamin K, sắt, mangan,…Tuy nhiên, Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin (papaverin có chứa trong cây thuốc phiện) chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt nên không tốt cho phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non thì nên hạn chế sử dụng rau ngót trong các bữa ăn của mình.
Xem thêm: BÀ BẦU ĂN CẢI THẢO CÓ TỐT KHÔNG? LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ TỚI BÉ?
6. Rau bina (còn được gọi là rau chân vịt, cải bó xôi)
Loại rau này có giá trị dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành những món ăn và nước ép để uống. Hàm lượng sắt trong rau bina khá cao nhưng nghiên cứu mới cho thấy rau còn chứa nhiều axit oxalic khiến cơ thể không hấp thu được chất sắt. Do đó, bà bầu ăn nhiều rau bó xôi thì tình trạng thiếu máu ngày càng nặng thêm.
Tuy nhiên nếu ăn Rau bina một lượng vừa phải kèm thêm những món hỗ trợ hấp thu sắt như cá, thịt cùng các loại trái cây giàu vitamin C khác thì lại giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Bà bầu chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 bữa rau bina mỗi tháng nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
7. Rau sam
Rau Sam là một loại rau rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Rau sam chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có thể chế biến ở dạng luộc, nấu canh, ăn có vị mát, rất tốt cho việc giải nhiệt mùa hè. Rau sam cũng rất tốt cho tim nhờ có nhiều omega-3.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, rau sam có tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là những người đã từng phá thai, bà bầu không nên ăn rau sam vì nó sẽ khiến co cơ trơn tử cung, có thể khiến sẩy thai nên thai phụ cần hạn chế sử dụng.
Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn sắp sinh, bạn có thể ăn nhiều một chút, vì sẽ có lợi cho việc sinh đẻ.
Xem thêm: 10 MÓN ĂN HẤP DẪN – SÁNG NẮNG CHIỀU MƯA CHO BÀ BẦU
8. Rau răm
Rau răm là loại rau có vị cay, tính ấm giúp tiêu hóa tốt, giảm ham muốn ở nam giới và rau còn được sử dụng kèm với một số món ăn rất ngon và hợp khẩu vị.
Theo một nghiên cứu mới đây cho biết, phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn nhiều rau răm dễ gây tình trạng mất máu, hơn nữa trong rau răm có chứa nhiều chất gây tình trạng co bóp tử cung nên dễ gây sảy thai. Vì vậy để đảm bảo cho mẹ bầu thì không nên ăn quá nhiều rau răm.
Tuy nhiên, một vài ngọn rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi bạn nhé.
9. Rau chùm ngây
Trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, một chất có cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết có tác dụng làm mềm tử cung khiến cổ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì thế “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”
Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tránh xa rễ của cây này vì sử dụng trong một thời gian có thể dẫn đến vô sinh.
Xem thêm: DINH DƯỠNG THỊT BÒ CHO BÀ BẦU VÀ THAI NHI NÊN BỔ SUNG THƯỜNG XUYÊN
10. Rau làm tăng nguy cơ sảy thai – Ngải cứu
Rau ngải cứu là một loại rau giúp chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết hoặc chảy máu cam. Ngoài ra, ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giảm cơn đau vùng bụng, làm dịu thần kinh, giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu.
Ngải cứu thuộc nhóm thảo mộc nên cần được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung và có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai
Bà bầu nên ăn ngải cứu như thế nào mới đúng?
- Bà bầu chỉ nên ăn 3-5 ngọn ngải cứu mỗi lần và nên ăn 3 lần/tuần, bà bầu ăn ngải cứu có tác dụng an thai.
Nếu bạn có tiền sử sinh non hoặc sảy thai, … không nên ăn ngải cứu thường xuyên
Nên ăn rau ngải cứu với trứng gà rán lên hoặc nấu canh trứng
Xem thêm: BÀ BẦU ĂN MĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ THAI NHI KHÔNG?
Tham khảo thêm bài viết: 6 Thời điểm ” Vàng” bà bầu PHẢI UỐNG NƯỚC để thai nhi phát triển khỏe mạnh TẠI ĐÂY
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích để bổ sung cho cẩm nang làm mẹ của mình. Ngoài việc ăn uống, bạn cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và cẩn thận trong đi lại và làm việc nữa nhé!
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!