Thực phẩm nên ăn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Dưỡng Chất Cho Bà Bầu (3 tháng đầu)

Khi mang thai, dinh dưỡng và chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của em bé. Dưới đây là các chất dinh dưỡng quan trọng bạn nên đưa vào chế độ ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu

Thực phẩm nên ăn khi mang bầu trong ba tháng đầu là những thực phẩm hỗ trợ sự phát triển của em bé. Một số chất dinh dưỡng quan trọng và thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống của bạn:

Axit folic:

Axit folic là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn khi mang thai 7 tuần, mỗi ngày bạn cần bổ sung 5 mg axit folic hàng ngày trong ba tháng đầu. Axit folic giúp bảo vệ thai nhi, phát triển các ống thần kinh. axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh, trứng, trái cây, trái cây khô (hạnh nhân, quả óc chó), đậu bắp đều là những chất bổ sung axit folic tự nhiên phong phú cho bà bầu.

Sắt:

Một chất dinh dưỡng thiết yếu khác của chế độ ăn uống khi mang thai tuần thứ 5, sắt là chất để cung cấp máu khỏe mạnh. Ở giai đoạn này, một người mẹ cần một dòng máu mạnh trong cơ thể để cung cấp sức mạnh để vượt qua cơn ốm nghén và mệt mỏi đi kèm với thai kỳ. Các thực phẩm giàu chất sắt như: rau bina, cây hồ đào, củ cải đường, thịt gà, cá và trái cây khô…

Xem thêm: 5+ THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU GIÚP MẸ KHỎE BÉ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Canxi: 

Một khoáng chất quan trọng trọng tháng thứ hai là canxi, 1000mg caxi là lượng canxi bắt buộc đối với người mẹ đang mang thai. Xương của thai nhi xuất hiện ở giai đoạn này và nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Canxi có nhiều trong các loại rau như: củ cải, bắp cải, rau lá đều là những nguồn canxi tuyệt vời.

Protein:

Protein rất cần thiết từ khi bắt đầu mang thai. Chúng có nhiều trong thức ăn hàng ngày như: thịt gà, trứng, sữa, cá và đậu lăng (Đậu lăng cùng họ với các loại đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu Hà Lan) cung cấp nhu cầu protein cần thiết cho cơ thể. Một bà mẹ bầu cần tối thiểu 75gms protein trong giai đoạn này.

Xem thêm: BÉ MŨM MĨM, IQ CAO VÚT VỚI 5 CỐC SINH TỐ CHO BÀ BẦU NÊN ĂN NHIỀU

Kẽm: 

Kẽm cần thiết cho chuyển hóa axit và chức năng sinh học. Chất Kẽm có nhiều trong các sản phẩm như: thịt gà, cá, rau và đậu đều là những nguồn giàu kẽm và đảm bảo chế độ ăn uống của bạn được bổ sung thường xuyên.

Chất béo: 

Chất béo không phải lúc nào cũng xấu, nhưng chính loại chất béo mà bạn tiêu thụ sẽ quyết định sự phát triển khỏe mạnh của bé. Một lượng chất béo tốt cho sức khỏe dưới dạng ghee và kẽm sẽ hỗ trợ sự phát triển của mắt, não, nhau thai và sự phát triển của các mô đồng thời hạn chế sự bất thường khi sinh con.

Xem thêm: 10 MÓN ĂN HẤP DẪN – SÁNG NẮNG CHIỀU MƯA CHO BÀ BẦU

Chất xơ: 

Chất xơ là một thành phần quan trọng để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, chất xơ trong chế độ ăn uống rất được khuyến khích. Một chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm các loại rau như: cà rốt, bắp cải, ngũ cốc, cam và chuối sẽ giúp duy trì huyết áp và giảm bất kỳ nguy cơ nào trong thai kỳ. Bạn nên ăn một lượng tối thiểu 14gms mỗi ngày

me-bau

Thực Phẩm Trong 3 Tháng Đầu Cho Bà Bầu

Chế độ ăn uống trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn về những loại thực phẩm nên ăn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

1. Sản phẩm sữa

Đó là một nguồn dinh dưỡng tuyệt tuyệt vời, sữa bổ sung nhiều dinh dưỡng và các khoáng chất tốt nhất. Trong sữa có chứa đủ các loại vitamin, khoáng chất nhằm mang tới hệ dinh dưỡng đầy đủ nhất cho phụ nữ mang thai giàu canxi, vitamin D, protein, chất béo lành mạnh và axit folic.

Nên bổ sung các loại sữa như: sữa bột dành cho bà bầu, các loại sữa chua và phô mai cứng trong chế độ ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu tiên của bạn.

Xem thêm: TÁC DỤNG CỦA HẠNH NHÂN ĐỐI VỚI BÀ BẦU VÀ THAI NHI NÊN ĂN THƯỜNG XUYÊN

bo-sung-sua
Bà bầu nên bổ sung các sản phẩm từ sữa

2. Thực phẩm giàu folate hoặc axit folic

  • Folate hoặc axit folic rất cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh của em bé, thiếu folate trong khi mang thai sẽ dễ ảnh hưởng đến khuyết tật ống thần kinh, sau này phát triển thành não và tủy sống nên dễ gây ra dị tật thai nhi.
  • Axit folic (vitamin B9) là chất rất cần thiết cho sự phát triển, phân chia và hình thành tế bào máu. Nếu thiếu chất này trong thời gian mang thai, người mẹ sẽ bị thiếu máu hồng cầu, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao, hoặc sinh non hoặc suy dinh dưỡng thai nhi và đặc biệt đứa bé được sinh ra có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (não úng thủy, thai vô sọ…). Phụ nữ mang thai có nhu cầu axit folic lớn gấp 1,5 lần so với người bình thường.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic (vitamin B9) mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai (thời điểm ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai) cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.

  • Axit Folic (Vitamin B9) có hứa nhiều trong các thực phẩm và hoa quả xanh như: Cam, sữa, măng tây, bông cải xanh (Súp lơ xanh), đậu tương, khoai tây, ngũ cốc thô, quả bơ,…Việc bổ xung Vitamin B9 hằng ngày là việc rất tốt cho cơ thể.
  • Các bà bầu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu folate trong chế độ ăn uống của bạn ngay cả khi bạn đang bổ sung axit folic. Thiếu hụt Acid folic sẽ làm cho nồng độ homocystein trong máu cao liên quan đến các biến chứng như dễ bị sinh non, thai chết lưu, tiền sản giật và sản giật.
  • Thông thường có hai cách bổ sung folate đó là thông qua thực phẩm thiên nhiên hoặc là các sản phẩm đã được tổng hợp
  • Đối với folate ở dạng thực phẩm tự nhiên: Các loại rau chứa nhiều axit folic là: súp lơ xanh, rau bina, cải xoăn, măng tây, khoai tây, các loại trái cây họ cam quýt, đậu, đậu Hà Lan, bơ, bắp cải và đậu bắp, các loại trái cây gồm: bơ, cam, bưởi, ổi; trong thực phẩm: lòng đỏ trứng, gan, thịt gà
  • Đối với sản phẩm tổng hợp: Mẹ bầu có thể bổ sung thông qua các dạng chất bổ được bào chế có thể cung cấp trực tiếp.

Xem thêm: 7 LOẠI RAU LÀM TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI MÀ MẸ BẦU CẦN PHẢI TRÁNH

mang-tay
măng tây rất tốt cho bà bầu

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn carbohydrate lành mạnh, chất xơ, vitamin B tổng hợp và các khoáng chất như sắt, magiê và selen. Đây là những chất cần thiết giúp ngăn ngừa khuyết tật ở thai nhi, đồng thời giúp thai nhi sinh ra được khỏe mạnh và thông minh hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm:

  • Lúa mạch nguyên hạt, lúa mạch đen nguyên hạt, lúa rừng, lúa miến, kiều mạch, lúa mì nghiền thô…
  • Các loại đậu nguyên hạt: đậu nành, đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ
  • Các loại bắp nguyên hạt: bột bắp nguyên hạt, bắp rang…
  • Các loại hạt khác: yến mạch nguyên hạt, hạt kê, hạt quinoa, vừng đen…

ngu-coc

Ngũ cốc nguyên hạt

4. Trứng và gia cầm

Trứng được cho là “siêu thực phẩm” cần thiết cho con người, nhất là thai phụ. Trứng cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, gồm chất béo, protein, vitamin A , B2, B5 , B6 , B12, D, E và K và các khoáng chất như phốt pho, selen, canxi và kẽm. Gia cầm cũng là một nguồn protein tuyệt vời

Lợi ích khi bà bầu ăn trứng gà

  • Ăn trứng gà giúp phát triển thai nhi: Mỗi tế bào của thai nhi được tạo thành từ protein. Trong khi đó, trứng gà chứa vừa đủ hàm lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi mỗi ngày
  • Xây dựng cho thai nhi hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh: Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như acid béo omega-3, lutein, kẽm và choline nên chúng rất cần thiết cho sức khỏe của não và sự tăng trưởng tổng thể. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Cung cấp năng lượng cho sự phát triển của cơ thể: Một quả trứng gà cung cấp cho cơ thể 70 calories, chiếm 1/3 mức năng lượng tối thiểu cần cung cấp thêm ở mỗi mẹ bầu.
  • Cung cấp vitamin D cần thiết: Vitamin D rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là bà bầu. Do đó, bà bầu ăn trứng gà với lượng vừa đủ để tránh hiện tượng thiếu vitamin, dễ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường ở mẹ và tỷ lệ thở khò khè, bệnh truyền nhiễm ở trẻ sơ sinh cũng cao hơn.
  • Hạn chế các dị tật bẩm sinh cho bé: Trong trứng gà chứa một hàm lượng nhất định folate. Đây là yếu tố quan trọng trong thời kỳ mang thai đối với sự phát triển bình thường của ống thần kinh, qua đó góp phần hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Xem thêm: 7 LOẠI THỰC PHẨM TỰ NHIÊN GIÚP MẸ BẦU SINH THƯỜNG DỄ DÀNG

Lưu ý khi bà bầu ăn trứng gà

Trứng gà rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều còn có thể đem đến những tác động tiêu cực cho mẹ bầu. Theo khuyến cáo, mỗi ngày người lớn nên tiêu thụ ít hơn 300 miligam cholesterol. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn 3 – 4 lòng đỏ trứng mỗi tuần. Nếu muốn ăn trứng, mẹ hãy chọn lòng trắng.

trung
Trứng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho bà bầu

5. Trái cây

  • Với hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao, trái cây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong suốt thai kỳ.
  • Beta-carotene, thành phần vitamin quan trọng giúp cho sự phát triển mô và các tế bào của thai nhi, thị giác và hệ thống miễn dịch.
  • Vitamin C trong trái cây rất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng cũng như các mô liên kết collagen. Kali ổn định huyết áp và axit folic cho bà bầu ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
  • Đặc biệt, trái cây cũng chứa một lượng chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa triệu chứng táo bón khó chịu.
  • Bên cạnh đó, hoa quả còn giúp cơ thể mẹ bầu tránh được việc tăng cân nhanh khi mang thai.
  • Cố gắng bổ sung khoảng 500g trái cây và khoảng 700g rau củ quả trong thực đơn hằng ngày.

Nên ưu tiên các loại trái cây có màu xanh đậm, vàng, cam và đỏ như: bơ, nho, chuối chín, ổi, họ hàng nhà cam, kiwi, lựu, dâu tây và táo… đều chứa một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Chú ý: Nên chọn các loại trái cây tươi, không dập nát, hoa quả sạch uy tín để mua, thay vì ăn trái cây tươi, bạn có thể uống nước ép hoặc sinh tố trái cây.

Xem thêm: 8 BÀI THUỐC TỰ NHIÊN CHỮA ỐM NGHÉN KHI MANG THAI CHO BÀ BẦU

dau-tay
Dâu tây tốt cho bà bầu

6. Các loại rau

Ăn rau nhiều màu sắc sẽ đảm bảo bạn có được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho em bé đang lớn.

Có nhiều trong: bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, cà rốt, bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt chuông, ngô, cà tím, bắp cải…

Các loại rau xanh tốt cho bà bầu:

  • Các loại rau có lá màu xanh đậm như: bông cải xanh, súp lơ xanh, cải xoăn, rau bina, rau dền, cải bắp, cải bruxen, cần tây, bạc hà, rau củ cải,..là thực đơn bắt buộc phải có trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Chúng chứa nhiều sắt, axit folic, canxi, kali, vitamin A, C, chất xơ …
  • Các loại rau khác: măng tây, atisô, bắp cải, súp lơ, bầu, dưa chuột, cà tím, bí đỏ, bí xanh, đậu Hà Lan, ngô, nấm, đậu bắp, ớt chuông, ô liu, hạt dẻ …cung cấp dưỡng chất cũng như nhu cầu chất xơ cho cơ thể để phòng chống táo bón, đặc biệt với các bạn đang mang thai 3 tháng đầu tiên.
  • Các loại củ: Khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ dền, củ cải, hành tây, tỏi, gừng,…là những loại củ nên ăn trong thời gian mang thai. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng và kali (khoai tây, khoai lang, cà rốt và củ cải) cho cơ thể bạn.

Để đa dạng hóa dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người mẹ nên thay đổi nhiều loại rau cho mỗi bữa ăn. Thay đổi dựa trên màu sắc, ví dụ bạn ăn loại rau có màu xanh lá cây vào buổi sáng, vậy thì bữa tối nên ăn bắp cải hoặc bí đỏ. Ngày hôm sau bạn có thể ăn súp lơ xanh, cà chua, củ dền…

Xem thêm: 10 THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG CẦN TRÁNH KHI MANG THAI

Sau đây là một số loại rau bạn nên tránh: Rau ngót, Ngải cứu, Mướp đắng, Rau sam, Rau răm

ăn nhiều rau xanh
Bà bầu nên bổ sung nhiều loại rau xanh

7. Hạt dinh dưỡng và Quả hạch

Hạt và các loại quả hạch chứa nhiều vitamin, protein, khoáng chất, flavonoid và chất xơ. Đặc biệt trong hạt quả hạch có chứa loại acid béo không bão hòa. Đây là một chất béo tự nhiên, tốt cho tim mạch, nó làm giảm hàm lượng cholesteron xấu, tăng cường cholesteron tốt, bảo vệ thành mách máu, áp lực và tốc độ vận chuyển máu, từ đó ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm liên quan tới tim mạch và huyết áp. Tăng cường sức khoẻ và phát triển trí tuệ (trí thông minh) thai nhi

Bạn nên ăn những thứ này thường xuyên trong tháng đầu tiên và trong suốt thai kỳ của bạn để em bé phát triển khỏe mạnh.

hat-va-cac-loai-hach
Bổ sung ăn nhiều Hạt và các loại quả hạch

8. Các loại cá nước ngọt

Chất béo omega 3 trong cá cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu, giúp giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Mẹ bầu ăn nhiều cá cũng giúp tăng cường trí não và thúc đẩy hệ thần kinh của bé phát triển.

Xem thêm: SỰ THẬT VỀ GIÁ TRỊ CỦA HẠT MẮC CA VỚI “MẸ BẦU”

Vậy bà bầu nên ăn các loại cá nào?

  • Cá chép: Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như: axit lutamic, glycine, chất béo, arginine có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, chữa ho, lở loét… đồng thời rất tốt trong việc an thai, bổ sung thêm những chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi phát triển khỏe mạnh
  • Cá hồi: Đây là nguồn cung cấp DHA tốt nhất cho mẹ bầu. Axit béo omega-3 giúp não bộ và hệ thần kinh của bé phát triển.
  • Cá cơm: Có tác dụng làm sạch tỳ vị, cải thiện thị lực, tốt cho tim, làm đẹp da, tốt cho mắt, giàu canxi, chứa ít thủy ngân.
  • Cá chim: Thịt cá chim trắng, thơm và béo, rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g cá chim có 75,2g nước, 19,4g protein, 5,4g lipit, 1,1g tro, 15mg canxi… tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
  • Cá trích: Tương tự như cá hồi, cá thu, cá trích cũng là một loại thực phẩm có nguồn chất béo omega 3 dồi dào, có ích trong việc phát triển não bộ và tăng cường trí nhớ cho bé, bảo vệ tim mạch cho cả 2 mẹ con.
  • Cá thu nhỏ: Đây là loại cá chứa ít thủy ngân và giàu omega-3 rất nhiều vitamin, khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi, kẽm… rất tốt cho sự phát triển não bộ, thị lực, cơ của thai nhi và giúp bà bầu luôn khỏe mạnh trong thai kỳ.
  • Cá basa: Thịt cá basa rất giàu DHA cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi, giúp chuyển hóa cholesterol lưu thông mạch máu, giảm chứng loạn đập tim, giảm tiền sản giật ở bà bầu. Đặc biệt nguyên tố sắt có nhiều trong cá basa giúp hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Bà bầu nên ăn cá thế nào?

  • Chỉ nên ăn dưới 350g các loại thủy hải sản trong một tuần
    Nên nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa chín kỹ như gỏi cá, rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn xâm hại.
  • Nên ăn những loại cá phải được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn những loại cá đã chết từ lâu và ươn.

Lưu ý: Bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì hàm lượng thủy ngân cao

Xem thêm: CÁCH LÀM MÓN BÔNG BÍ CHIÊN TÔM BỔ DƯỠNG CHO CÁC BÀ BẦU ĐỪNG BỎ LỠ

ca
Cá rất giàu omega-3

9. Các loại Thịt Đỏ

Thịt bò và thịt lợn nạc là những thực phẩm chứa lượng sắt khổng lồ. Bổ sung những loại thịt đỏ này trong thực đơn ăn uống sẽ giúp bà bầu bổ sung máu và tránh tình trạng thiếu máu.

Thịt bò được nhiều phụ nữ mang thai lựa chọn sử dụng bởi nó có nhiều giá trị dinh dưỡng như: giàu sắt, protein (trong 100gr thịt bò có chứa 20 – 30gr protein), ngoài ra trong thịt bò còn có nhiều protein, B6, B12, kẽm, kali và colin rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là quá trình phát triển của não bộ, giúp giữ ổn định lượng đường trong máu, giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn.

Bạn nên bổ sung thịt nạc trong chế độ ăn uống hàng ngày và nên ăn điều độ để tránh tình trạng dư thừa cholesterol trong máu. Đồng thời cần tuyệt đối tránh các món làm bằng thịt tái sống hoặc thịt bò khô với gia vị cay nóng.

Xem thêm: DINH DƯỠNG THỊT BÒ CHO BÀ BẦU VÀ THAI NHI NÊN BỔ SUNG THƯỜNG XUYÊN

an-thit
Bạn nên bổ sung thịt nạc trong chế độ ăn uống hàng ngày

Lưu Ý Cho Bà Bầu 

Có một số thực phẩm nên tránh trong thời kỳ đầu mang thai vì chúng có thể gây hại cho em bé đang lớn. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần tránh xa trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ:

1. Phô mai mềm

Các loại phô mai mềm được làm từ sữa chưa tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, tốt nhất là tránh phô mai mềm trong thời kỳ đầu mang thai.

2. Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn

Các sản phẩm đóng gói và chế biến sẵn như: nước trái cây, các đồ ăn sẵn quay lò vi sóng, bánh ngọt, bánh quy, sữa đặc… chứa chất phụ gia, chất bảo quản, nồng độ đường, natri và calo cao nên không tốt cho mẹ và em bé.
Một số thực phẩm đóng gói cũng có thể chứa vi khuẩn, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Chỉ nên ăn các bữa tươi, nấu tại nhà được làm bằng các sản phẩm tự nhiên hoặc hữu cơ.

3. Hải sản

Hải sản (các loại cá như: Cá kiếm, cá thu, cá kình, các loại hải sản đông lạnh hun khói) chứa hàm lượng thủy ngân cao, có liên quan đến tổn thương não của thai nhi và sự chậm phát triển. Do đó, tránh hải sản trong thời kỳ đầu mang thai và thay vào đó là cá nước ngọt trong chế độ ăn uống của bạn.

4. Đu đủ

Đu đủ xanh và ương ương có chứa mủ, có thể kích hoạt co bóp tử cung và gây ra chuyển dạ sinh non hoặc thậm chí sảy thai. Tránh những điều này trong khi mang thai. Tuy nhiên, đu đủ chín có chứa một số chất dinh dưỡng và có thể được ăn ở mức độ vừa phải theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

5. Dứa

Dứa chứa một chất gọi là bromelain có thể làm mềm cổ tử cung. Làm mềm cổ tử cung trong thời kỳ đầu mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, tốt hơn là tránh dứa trong thời kỳ đầu mang thai.

6. Thịt sống hoặc chưa nấu chín

Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chưa diệt được hết các loại vi khuẩn, salmonella, listeria,… vv có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bạn cũng nên tránh ăn thịt lợn vì thịt lợn chưa nấu chín có thể chứa nang sán sẽ ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và hệ tuần hoàn của thai nhi

7. Đồ ăn vặt

Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến tâm thần ở trẻ em như trầm cảm, lo lắng và rối loạn tăng động giảm chú ý.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm này trong thai kỳ có liên quan đến béo phì ở trẻ em.

8. Caffeine

Nên hạn chế uống cafein trong 3 tháng đầu, vì nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây mất ngủ, khó chịu và hồi hộp nếu tiêu thụ quá mức. Nó cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai.

9. Đồ uống có cồn

Rượu không tốt cho sự phát triển của thai nhi và có thể gây nguy hiểm dị tật bẩm sinh. Tránh uống rượu hoàn toàn khi mang thai.

10. Thực phẩm có đường

Một phụ nữ mang thai chỉ cần thêm 300 calo để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có đường như đồ ngọt có thể gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.

Xem Thêm: THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU TỪ 3 – 6 THÁNG (GIAI ĐOẠN 2)

3 thoughts on “Thực phẩm nên ăn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

  1. Pingback: Bà bầu ăn cải thảo có tốt không? Liệu có ảnh hưởng gì tới bé?

  2. Pingback: Bà bầu nên uống nước khi nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh

  3. Pingback: 8 Bài thuốc tự nhiên CHỮA ỐM NGHÉN khi mang thai cho bà bầu |

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *