Hải sản kỵ gì – Tuyệt đối không ăn tùy tiện tránh gây hại sức khỏe

Hải sản là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng khi ăn hải sản cũng cần phải cẩn thận vì nó có thể gây dị ứng hay ngộ độc. Vậy hải sản kỵ gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những loại thực phẩm không nên ăn cùng hải sản trong bài viết này nhé

Hải sản là gì?

Hải sản còn được gọi là đồ biển, là tên để chỉ tất cả những sinh vật biển được chế biến thành món ăn như: các loại cá biển, động vật giáp xác (cua, tôm,…), động vật thân mềm (sò, mực, hàu,…), động vật da gai như nhím biển và động vật thủy sinh khác như sứa, thậm chí bao gồm cả rong biển và vi tảo.

Hải sản không những là nguồn thực phẩm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho người, nhất là hàm lượng đạm và khoáng chất, mà còn mang lại hương vị thơm ngon khi chế biến và thưởng thức.

Ăn hải sản có béo không?

Theo những chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng cho biết. Trong 100g hải sản có từ 47 – 168 Kcal. Lượng calo này được đánh giá ở mức trung bình và thấp. Hải sản có chứa chất béo bão hòa, không gây tăng cân mà vẫn tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, những chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi và đạm trong đồ biển này sẽ tạo cảm giác no nhanh hơn. Hạn chế cảm giác đói, thèm ăn, hiệu quả cao trong hỗ trợ giảm cân.

hai-san-la-gi

Hải sản kỵ gì? Những loại thực phẩm cần tránh ăn cùng hải sản

Hải sản kỵ gì – Thực phẩm có tính hàn cao

Hải sản kỵ với những thực phẩm có tính hàn cao. Bởi bản thân hải sản có sẵn tính hàn trong đó. Nếu còn kết hợp với các loại thực phẩm cũng có tính hàn như: dưa hấu, lê, rau muống, dưa chuột, hoặc những loại đồ uống lạnh có thể làm người ăn bị đầy hơi, khó tiêu, rất khó chịu.

Ăn hải sản không nên uống bia

Hải sản kỵ với bia hay đồ uống có cồn. Với cánh mày râu, bia luôn là đồ uống giải nhiệt ngày hè hay trong các chuyến du lịch biển cùng gia đình. Bản thân bia và hải sản khi ăn và uống với số lượng vừa phải, hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe của con người. Nhưng nếu cùng lúc vừa ăn hải sản, vừa uống bia thì có nhiều vấn đề phải lo lắng đấy.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng purine trong hải sản có thể chuyển hóa thành axit uric trong quá trình trao đổi chất. Khi ăn hải sản và uống bia cùng lúc sẽ thúc đẩy quá trình tạo thành axit này. Khi lượng axit uric thừa sẽ tích tụ ở các khớp xương và những mô mềm dễ dẫn đến bệnh gout, viêm xương khớp, mô mềm rất nguy hiểm. Do vậy, tốt nhất không nên sử dụng bia trong khi đang ăn hải sản.

hai-san-ky-bia

Hải sản kỵ gì – Thực phẩm giàu vitamin C

Không nên ăn hải sản với thực phẩm nhiều vitamin C. Các món được chế biến từ cua, sò, tôm, ốc rất bổ dưỡng, tươi ngon và dễ ăn. Nhưng bên trong nó lại có khá nhiều chất asen pentavenlent. Bản thân chất này không có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu ăn hải sản với những thực phẩm giàu vitamin C thì chúng có thể ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Asen pentavenlent chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) – một chất cực độc, có thể nguy đến hiểm tính mạng. Chính vì thế, nếu trong bữa ăn có hải sản, thì không nên ăn với những thực phẩm giàu vitamin C như: súp lơ xanh, ớt Đà Lạt, cam, đu đủ,…

Không nên uống trà sau khi ăn hải sản

Trà là đồ uống được nhiều người ưa chuộng và thường nhâm nhi sau khi ăn, đặc biệt là người trung niên và lớn tuổi. Nhưng, trà và hải sản lại kỳ kỵ nhau. Vì trong trà có chứa axit tannic có thể kết hợp cùng canxi trong hải sản tạo ra canxi kết tủa. Nếu số lượng canxi này đọng lại quá nhiều trong cơ thể có thể gây ra những bệnh về xương khớp. Do vậy, chuyên gia khuyên rằng chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản tối thiểu 2 tiếng đồng hồ trở lên.

Hải sản kỵ gì – Trái cây tráng miệng

Khi đã ăn hải sản thì hạn chế ăn hoa quả tráng miệng. Mọi người thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn. Trên thực tế, nếu sau khi ăn hải sản mà ăn trái cây ngay lập tức là không tốt. Nó không những ảnh hưởng tới sự hấp thu protein, canxi trong hải sản mà lượng tannin trong trái cây kết hợp cùng protein và canxi này tạo ra canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra những triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, buồn nôn,…

hai-san-kieng-gi

Những lưu ý khi ăn hải sản

Không ăn hải sản khi chưa nấu chín kỹ

Với hải sản, chúng ta có nhiều cách chế biến khác nhau. Trong đó ăn sống, làm gỏi được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong hải sản có lượng lớn vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có thể gây ra những triệu chứng đau bụng, sốt, buồn nôn, nhức đầu nếu vô tình ăn phải. Loại vi khuẩn nguy hiểm này có thể chịu nhiệt độ cao lên đến hơn 80 độ C. Chính vì thế, nếu ăn hải sản chưa được chế biến chín kỹ sẽ vô tình mang vi khuẩn có hại này vào cơ thể và nguy cơ ngộ độc rất cao. Do vậy, khi chế biến hải sản, cần đun sôi nước khoảng 5 – 10 phút để khử trùng sạch sẽ.

Không nên sử dụng hải sản đã chế biến từ lâu

Hải sản là loại thực phẩm có nhiều đạm. Khi chết nếu chỉ bảo quản trong nhiệt độ thường, chúng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, phát triển và ủ bệnh. Với một vài loài hải sản như: cá ngừ, cá thu, vi khuẩn có thể xâm nhập và biến thịt cá thành các chất độc và có thể bị ngộ độc khi ăn phải.

Do vậy, hãy chắc chắn rằng hải sản ăn đều tươi sống. Mọi khâu trong quy trình chế biến đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên dùng hải sản đông lạnh vì chúng ta chẳng thể nào biết được nó được bảo quản ra sao, có đảm bảo không.

Với hải sản đông lạnh, không nên luộc hoặc hấp

Cần hạn chế luộc hay hấp các loại hải sản đã để lâu trong ngăn đá. Khi để lâu thì chỉ thích hợp xào, chiên hơn. Vì sau thời gian lưu trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, giảm hương vị… Ngoài ra, nên làm sạch và khử hết mùi tanh của hải sản bằng tỏi, sả, hành, ớt,… Khi ăn hải sản, cần chế biến và ăn càng sớm càng tốt và ở nhiệt độ cao sẽ an toàn hơn cho sức khỏe, ăn lúc còn nóng sẽ nhiều dinh dưỡng hơn khi nguội.

Không ăn các loại hải sản vỏ cứng đã chết

Ăn hải sản phải kiêng kỵ ăn các loại hải sản có vỏ đã bị chết trước khi được chế biến. Vì vỏ động vật sau khi bị chết có thể nhiễm độc cao và xuống cấp protein cao gấp nhiều lần so với thịt bên trong. Thậm chí, nó còn có nguy cơ sản sinh độc tố nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe con người.

Ví dụ như khi cua chết, những loại vi khuẩn sẽ phát triển mạnh bên trong chúng, chuyển hóa histidine thành histamine. Đây là chất khá nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Cua chết càng lâu thì lượng histamine sản sinh ra càng nhiều, khả năng ngộ độc càng lớn. Chính vì vậy, hãy chọn các loại hải sản tươi sống để tránh nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm nhé.

Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính lạnh

Trong đông y, hải sản tính hàn, nên khi ăn tốt nhất không nên ăn kèm với các thực phẩm có tính hàn khác như: dưa chuột, dưa hấu, dấp cá, rau muống, nước đá… dễ làm đầy bụng, khó tiêu.

Nên ăn hải sản tươi sống, nấu chín kỹ

Nên mua hải sản tươi sống, vì nó đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Nếu không chọn được đồ tươi mới ăn hải sản đông lạnh. Nếu là hải sản được ướp đá cục thì cần xem xét kỹ trước khi mua, chỉ ăn khi biết là hải sản còn tươi chưa bị ươn. Hải sản tươi còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon. Còn hải sản đã ươn, vỡ bụng, chảy nhớt, mềm nhũn, mùi khó chịu,… rất dễ làm ngộ độc cho người ăn.

Để giữ lại được nhiều dinh dưỡng và vị ngọt, nên chế biến hải sản bằng các hấp, luộc, nướng hơn là chiên rán. Làm sạch và loại bỏ mùi tanh của hải sản bằng tỏi, sả, hành, ớt… Khi ăn hải sản, cần chế biến và dùng nóng mới nhiều dinh dưỡng. Trong hải sản hay có ký sinh trùng và vi trùng. Vì thế, cần nấu chín kỹ mới ăn để tránh gây hại cho sức khỏe.

hai-san-tuoi-song

Trên đây là những chú ý khi sử dụng hải sản. Hãy tham khảo và áp dụng hợp lý để tốt cho sức khỏe nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *