Kỷ tử có tác dụng gì? 9 công dụng “vàng” của kỷ tử đối với sức khỏe

ky-tu-co-tac-dung-gi

Kỷ tử là loại dược liệu quý, rất tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y. Dược liệu này ngày càng được sử dụng rộng rãi và được ví như “siêu thực phẩm”. Vậy kỷ tử có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời từ kỷ tử trong bài viết này nhé

Những thông tin về kỷ tử

Kỷ tử hay còn có nhiều tên khác như: câu khởi, khởi tử, khủ khởi, địa cốt tử,… nhưng tên quen thuộc nhất vẫn là kỷ tử. Bộ phận sử dụng phổ biến nhất của cây kỷ tử là quả khô rụng. Khi chín quả màu đỏ tươi hoặc đỏ cam, có da nhăn nheo.

Quả kỷ tử được dùng làm thuốc là chính, do vậy khi thu hoạch người ta thường phơi trong bóng mát để giữ được hoạt chất trị bệnh. Khi thấy lớp vỏ ngoài có dấu hiệu nhăn lại thì mới mang phơi ngoài nắng cho khô hoàn toàn. Mùa sai quả nhất của kỷ tử là khoảng tháng 8 – 9 hằng năm ở những vùng có không khí mát mẻ như Hà Giang, Lào Cai,…

Kỷ tử còn gọi là câu kỷ tử ninh hạ là vị thuốc bồi bổ cơ thể. Câu kỷ tử là quả chín phơi khô từ cây khởi tử (tên khoa học Lycium barbarum L.), được hái khi đã chuyển sang màu đỏ da cam. Trong những năm gần đây, câu kỷ tử được coi là siêu thực phẩm bởi khả năng chống lại nhiều loại bệnh tật và thậm chí là cả ung thư

Câu kỷ tử là cây mọc bụi, thẳng đứng. Khi trưởng thành, cao khoảng 1,5 mét và có thể cao hơn, cây được phân ra nhiều nhánh nhỏ. Mỗi cành có gai ngắn mọc ở các hốc lá. Lá nguyên, mọc cách dọc theo những cành dài. Phiến lá hình mũi mác, hẹp lại ở gốc. Cuống lá ngắn, một số lá có thể không có cuống.

Hoa cây câu kỷ tử nhỏ, mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc mọc chùm khoảng 2 – 3 hoa. Đài nhẵn, hình vuông, có 3 – 4 thùy hình trái xoan nhọn. Tràng hoa có màu tím, hình phễu, có sợi lông nhỏ tại mép lá. Nhị có hình chỉ đính ở đỉnh ở ống tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy dài nhẵn, đầu nhụy chẻ đôi.

Bằng khả năng thích nghi tốt, sức sống khỏe, chịu được khí hậu lạnh khô, thảo dược này phát triển mạnh tại một số tỉnh Trung Quốc như: Ninh Hạ (kỷ tử Ninh Hạ), Thanh Hải, Vân Nam, Cam Túc, Tân Cương,… Sau đó, được trồng sang nhiều tỉnh lân cận ở phía Bắc Trung Quốc.

Trước đây, kỷ tử rất hiếm ở nước ta, không phải ai cũng biết và được dùng. Tuy nhiên, bây giờ vị thuốc quý này đã được trồng ở một số tỉnh thành như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La. Chất lượng thảo dược thu được không thua kém so với Trung Quốc.

cay-ky-tu

Kỷ tử có vị gì

Theo Đông y, dược liệu kỷ tử vị ngọt, tính bình và được quy vào kinh Can, Thận và Phế, có công dụng nhuận phế, bổ can thận, minh mục, an thần, bổ tinh huyết.

Thành phần dược lý của kỷ tử

Câu kỷ tử (còn gọi là kỷ tử đỏ) vị hơi đắng xen lẫn chút vị chua nhưng kèm với cảm giác ngọt ở hậu vị. Có thể ăn quả tươi hoặc quả khô. Đặc biệt, những chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kỷ tử khô vì hàm lượng dinh dưỡng cô đặc đạt mức cao.

Trong nghiên cứu của Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn (Trung Quốc): Trong 100gr kỷ tử chứa 3.96mg caroten, 150mg canxi, 6.7mg photpho,… Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, ngoài các thành phần bên trên, trong kỷ tử còn chứa protein, chất béo, axit linoleic,…

Kỷ tử ăn sống được không?

Kỷ tử là dược liệu rất quý giá, dùng được nhiều cách, nhưng thông dụng nhất là pha trà, hầm canh ăn hoặc kết hợp kỷ tử với nhiều loại thực phẩm khác để chế biến canh kỷ tử có công dụng bồi bổ sức khỏe rất hiệu quả. Mặc dù kỷ tử có thể ăn sống, nhưng rất ít người thực hiện như vậy, vì nếu ăn sống thì hương vị của kỷ tử sẽ không ngon. Vậy thế, để an toàn cho sức khỏe và dược liệu phát huy hết tác dụng, tốt nhất nên chế biến trước khi dùng.

ky-tu-la-gi

Kỷ tử có tác dụng gì? Vị thuốc bồi bổ sức khỏe tuyệt vời

Giúp giảm cân hiệu quả

Câu kỷ tử chứa lượng calo thấp và dồi dào chất dinh dưỡng. Do đó, hoàn toàn có thể bổ sung quả này trong thực đơn ăn kiêng, giảm cân. Hơn nữa, lượng đường có trong kỷ tử tương đối thấp, lượng chất xơ dồi dào làm người ăn vẫn cảm thấy no nhưng không cung cấp nhiều calo khiến tăng cân

Kỷ tử có tác dụng gì – Bổ mắt, tăng cường thị lực

Quả kỷ tử đặc biệt dồi dào zeaxanthin, đây là chất chống oxy hóa được biết tới với những lợi ích rất tốt cho đôi mắt. Ăn quả này được coi là biện pháp điều trị tự nhiên của bệnh thoái hóa điểm vàng. Zeaxanthin có trong quả mọng cũng bảo vệ mắt khỏi tác động từ tia cực tím, những gốc tự do và nhiều dạng trầm cảm khác nhau.

Chống lại trầm cảm

Không chỉ giàu vitamin B và C mà kỷ tử còn chứa mangan và chất xơ. Tất cả những chất dinh dưỡng này sẽ tăng mức năng lượng tích cực cho cơ thể. Loại quả này đã được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc để ngăn ngừa rối loạn lo âu, trầm cảm và rối loạn cảm xúc khác.

Kỷ tử có tác dụng gì – Thanh lọc cơ thể, thải độc gan

Những loại quả mọng thường được dùng kèm với nhiều thảo mộc truyền thống khác như: cam thảo và nấm linh chi để làm sạch gan. Theo dân gian, kỷ tử rất tốt cho cả gan và thận, hỗ trợ phục hồi sức mạnh cơ thể, kèm theo khả năng đào thải độc tố. Vào những ngày nóng nực, hãy pha cho mình 1 bình trà kỷ tử để hạ hỏa và tăng cường thêm sinh khí.

Hỗ trợ giảm đau hiệu quả

Câu kỷ tử có đặc tính chống viêm, có thể giúp đẩy lùi một vài cơn đau, ví dụ như đau khớp. Nhưng, vẫn còn ít thông tin chứng minh quả này sẽ mang lại tác dụng tương tự với tình trạng đau cơ bắp.

Kỷ tử có tác dụng gì – Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch khỏe mạnh và việc ngừa cúm luôn đi đôi với nhau. Những vitamin trong câu kỷ tử có công dụng tăng hiệu quả của vắc-xin cúm. Việc này rất hữu hiệu vì biện pháp tiêm phòng không phải lúc nào cũng bảo vệ khỏi sự tấn công của virus.

Làm đẹp da, giúp da mịn màng hơn

Bạn có biết kỷ tử có công dụng hiệu quả trong điều trị nám da bởi nó rất giàu vitamin C, beta-carotene và axit amin. Các hợp chất này đều giúp cải thiện sự hiện diện của hắc sắc tố, qua đó giúp da trở nên mịn màng, hồng hào.

Ngoài ăn trực tiếp, có thể nghiền nhỏ vài quả kỷ tử và trộn với sữa chua. Sau đó, đắp hỗn hợp này vào mặt, để trong 15 – 20 phút rồi rửa lại sạch bằng nước lạnh. Thực hiện việc này hằng ngày sẽ đem đến kết quả mỹ mãn cho làn da.

Kỷ tử có tác dụng gì – Giúp ổn định lượng đường trong máu

Đối với người mắc bệnh tiểu đường thì hấp thụ kỷ tử giúp kiểm soát việc giải phóng đường vào máu và ngăn sự tăng hoặc giảm bất thường đường trong máu. Vì thế, thêm kỷ tử vào chế độ ăn uống giúp tăng độ nhạy với insulin và ổn định đường huyết.

Tăng khả năng sinh sản

Theo truyền thống, người Trung Quốc cho rằng dinh dưỡng của kỷ tử rất có ích cho hệ thống sinh sản và tăng khả năng sinh sản. Vì loại quả này làm làm tăng số lượng và sức sống của tinh trùng.

tac-dung-cua-ky-tu

Tìm hiểu tác dụng của táo mèo khô cho sức khỏe TẠI ĐÂY

Chú ý khi sử dụng kỷ tử

Tương tác với thuốc

Câu kỷ tử có thể bị tương tác với một vài loại thuốc. Nếu đang sử dụng warfarin (chất làm loãng máu), không nên dùng dược liệu này. Ngoài ra, câu kỷ tử cũng có thể khiến tương tác xấu với thuốc trị đái tháo đường và thuốc chữa huyết áp. Để đảm bảo an toàn, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Khiến dị ứng

Với những người bị dị ứng phấn hoa cũng nên tránh xa quả câu kỷ tử. Nó có thể khiến nhạy cảm ánh sáng, qua đó hình thành phát ban tại da khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

Nguy hiểm cho bà bầu

Phụ nữ có thai được khuyến cáo không nên ăn quả kỷ tử vì nó có thể làm sẩy thai. Ngoài ra, khi đang cho con bú, loại quả này cũng không thích hợp vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa.

ky-tu

Trên đây là những tác dụng của kỷ tử. Hãy áp dụng hợp lý để bảo vệ sức khỏe nhé

Xem thêm những công dụng của hoa đu đủ đực TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *