Gà lá giang chắc hẳn là món ăn được nhiều người biết đến và yêu thích. Tuy nhiên, cách nấu món gà lá giang này có nhiều biến tấu khác nhau, chủ yếu là do khẩu vị mỗi vùng miền khác nhau.
Công thức chế biến món lẩu gà miền Trung và miền Nam không quá khác biệt, chỉ khác một chút ở cách tẩm ướp và nêm gia vị cho phù hợp. Nếu bạn đang muốn thay đổi menu, hãy tham khảo bài viết sau đây của Trang Vàng Nông Nghiệp nhé.
Cách nấu gà lá giang miền Trung
Chuẩn bị nguyên liệu
Nếu gia đình bạn khoảng 4-5 người thì có thể chuẩn bị một con gà khoảng 1,5kg là vừa, ít hơn cũng không sao vì lẩu thường ăn kèm với bún nên nhanh no. Thịt gà phải chọn gà ta, thịt săn chắc.
Một ít rau thơm và các loại gia vị khác như: dầu thực vật, nước mắm ngon, muối, bột ngọt, đường trắng, sa tế, dầu hào …
Nhớ dùng nồi inox để chế biến, tránh dùng nồi nhôm vì axit có thể ăn mòn nhôm.
Công thức chế biến món lẩu gà lá giang miền trung
Bước 1. Đầu tiên bạn sơ chế gà, sau khi làm sạch lông bạn dùng muối hột xát sơ qua gà để khử mùi, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thịt gà chặt miếng vừa ăn, để ráo.
Bước 2. Chuẩn bị một cái âu lớn, cho vào bát nửa thìa hạt tiêu, 1 thìa muối, 1 thìa bột ngọt và một thìa nước mắm, chút dầu hào, sa tế. Cuối cùng cho thịt gà vào trộn đều một lần nữa, ướp khoảng nửa tiếng cho thấm gia vị.
Bước 3. Sả bạn bóc lớp vỏ ngoài, cắt khúc rồi đập dập, ớt bạn bỏ cuống rồi thái nhỏ.
Hành tím bạn bóc vỏ, 1 củ bạn băm nhỏ, 1 củ bạn cắt thành nhiều đoạn nhỏ.
Các loại rau thơm rửa sạch, cắt khúc, để ráo.
Bạn giữ lại phần lá giang xanh tươi, rửa sạch rồi vắt hơi ráo, để ráo.
Bước 4. Chuẩn bị một chiếc nồi và đun nóng một chút dầu ăn, sau đó cho hành tím băm vào phi thơm.
Sau khi hành tím đã phi thơm, bạn cho khoảng 2 lít nước vào, mở lửa lớn, cho nốt phần hành tím và sả đã đập dập còn lại vào và đun cho nước sôi.
Sở dĩ chúng ta không cần chiên gà như cách nấu thông thường là vì sau đó chúng ta sẽ nấu gà với ớt nên vị gà sẽ đậm đà và ngon miệng hơn.
Bước 5. Bây giờ bạn có thể chuyển phần nước dùng này sang nồi lẩu chuyên dụng hoặc để nguyên trong nồi cũ, cho gà đã ướp với ớt cắt lát vào, vặn lửa vừa và nấu cho đến khi gà chín mềm.
Bước 6. Tiếp tục hạ lửa và cho lá giang vào. Lúc này bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rắc thêm ít rau thơm lên trên là có thể thưởng thức được rồi.
Bạn có thể ăn kèm gà nấu lá giang với bún, nếu thích có thể chuẩn bị thêm một số loại rau nhúng tùy thích.
Yêu cầu đối với món ăn thành phẩm là thịt gà phải mềm, không dai, nước dùng phải đậm đà, chua chua một chút và đặc biệt là gia vị không được nhiều hay ít.
Xem thêm: CÁCH LÀM RAU TIẾN VUA MUỐI CHUA TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN NGON NHẤT
Cách nấu gà lá giang miền Nam
Món canh gà lá giang tuy rất dân dã nhưng bên trong nó lại có rất nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe của những người bị lạnh bụng, huyết trắng, trĩ và cơ thể suy nhược hay mệt mỏi… Ngoài ra, một trong những điểm mà người ta thích ở món canh này đó chính là bạn có thể sử dụng ngay cả trong những ngày nắng nóng, vị chua nhẹ của lá sẽ kích thích khẩu vị của bạn. Ngày nay, trong các nhà hàng chuyên về ẩm thực Việt Nam (đặc biệt là món ăn miền Tây), canh gà lá giang là một trong những món ăn được du khách nước ngoài rất ưa chuộng.
Thành phần nguyên liệu nấu canh gà lá giang
– Thịt gà: 300g (có thể chọn phần đùi và cánh cho dễ ăn)
– Lá giang: khoảng 4 nắm
– Tỏi băm, ớt tươi
– Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay
Cách nấu canh gà lá giang
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– Gà sau khi mua về bạn rửa sạch, dùng muối xát quanh mình gà rồi rửa lại bằng nước sạch. Bước này sẽ giúp bạn khử mùi tanh của thịt. Tiếp theo, bạn thái thịt thành từng miếng vừa ăn.
Ướp gà theo tỉ lệ sau: 1 thìa hạt nêm + 1 thìa đường + ½ thìa muối và một chút tiêu xay, để khoảng 20 phút cho gà thấm đều gia vị.
Bước 2: Cách nấu gà lá giang
– Sau khi thịt đã thấm gia vị, bắc nồi lên bếp, đun sôi dầu ăn rồi cho tỏi băm vào phi thơm Lưu ý: bạn chỉ xào sơ qua cho thịt gà vừa săn lại là được. .
– Cho khoảng 2,5 bát con nước vào nồi đun sôi rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Đặc biệt với món canh gà lá giang, thêm vài lát ớt sẽ cho món canh có vị cay dịu hơn. Đậy nắp nồi và đun sôi.
– Trong lúc đợi canh sôi, bạn rửa sạch lá giang, vò nhẹ lá để tạo độ chua. Tùy theo sức của bạn mà độ chua của canh sẽ đậm hay nhạt.
Bước 3: Hoàn thành món gà nấu lá giang
– Bạn đợi nồi canh trong nồi sôi thì cho lá giang vào, khuấy nhẹ rồi đậy vung đun sôi lần 2 thì có thể tắt bếp. Múc canh ra tô, thêm vài lát ngò và chút tiêu xay là hoàn thành món canh. Ăn kèm với nước mắm ớt để chấm gà.
Xem thêm: Đầy đủ danh sách không thiếu 1 món chế biến từ thịt gà
Lẩu gà lá giang ăn với rau gì?
Khi nấu lẩu gà lá giang, bên cạnh bún bạn có thể ăn kèm với nhiều loại rau thơm, rau sống để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, món ăn này ngon nhất khi ăn kèm với các loại rau sau:
- Rau muống chẻ
- Măng chua
- Rau rút
- Chuối bào
Bạn có thể xem chi tiết các loại rau ăn lẩu tại bài viết: DÂN SÀNH ĂN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT NHỮNG LOẠI RAU ĐẶC SẢN ĂN LẨU NGON NÀY
Những bài viết có thể bạn quan tâm:
Những lưu ý khi nấu canh gà lá giang
Trong khi nấu canh, bạn nhớ liên tục hớt hết bọt để nước dùng được trong.
– Khi chọn thịt gà, bạn chọn thịt có màu vàng tự nhiên, độ đàn hồi, không quá mềm hoặc quá cứng.
– Món canh lá giang nấu thịt gà còn có thể kết hợp với thịt bò, sườn heo hay thịt bằm, thịt cá hay cả thịt ếch đều ngon và hấp dẫn không kém.
Không chỉ là món canh thanh mát mà món canh này còn có tác dụng giảm cân rất hiệu quả.
– Một trong những lưu ý rất quan trọng khi nấu canh lá giang là không được dùng nồi nhôm mà chỉ dùng nồi inox hoặc nồi tráng men. Vì nếu dùng nồi nhôm mà nấu nhanh, chất chua trong lá giang có thể ăn mòn nhôm và làm tăng nồng độ nhôm trong canh chua, có thể gây ngộ độc.
Dinh dưỡng trong món lẩu gà lá giang
Có lẽ không phải nói nhiều về thịt gà, đây là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp bạn phát triển cơ bắp. Đặc biệt, thịt gà chứa rất ít chất béo nên được những người đang tập thể hình và muốn giảm cân lựa chọn.
Ngoài ra thịt gà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, phốt pho, sắt.
Ăn thịt gà đúng cách giúp bạn tăng cường sức đề kháng, kích thích tinh thần, giảm trầm cảm, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Trong Đông y, thịt gà được ghi nhận là rất tốt cho người mới ốm dậy, cảm cúm, gầy yếu, không hấp thụ được thức ăn, trừ phong.
Theo các nghiên cứu trong 100g lá giang có thể chứa 3,5g protein, 3,5g glucid, 0,6 mg carotene, 26 mg vitamin C.
Trong lá giang có saponin có tính kháng sinh chống lại các chủng vi khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella, trị ngộ độc rất tốt.
Trong dân gian, lá giang thường được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, đau nhức xương khớp, đầy bụng. Cách nấu lẩu gà lá giang không khó, chỉ cần tinh tế một chút trong khâu tẩm ướp và nấu nước dùng là bạn có thể hoàn thành rồi. Hãy thực hành ngay vào ngày cuối tuần để chiêu đãi những người thân yêu của bạn. Đừng quen xem thêm các tin tức bổ ích TẠI ĐÂY.