Củ mài có tác dụng gì? Những bài thuốc từ củ mài tốt cho sức khỏe

cu-mai-co-tac-dung-gi

Củ mài là củ mọc hoang nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta. Nhưng lại có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Vậy củ mài chữa bệnh gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu củ mài có tác dụng gì trong bài viết này nhé

Củ mài là củ gì?

Củ mài còn gọi là hoài sơn, chính hoài, sơn dược, củ khoai mài, củ lỗ. Đây là một trong các thực phẩm được người xưa dùng rất nhiều, chế biến nhiều món ăn. Hoài sơn phân bố khá da dạng ở Việt Nam. Cây có thể thấy ở miền núi, đồng bằng hay trung du.

Sơn dược là cây dây leo hình trụ dẹt, phía đầu thuôn dần, dài từ 30 – 50cm và ăn sâu xuống lòng đất. Mỗi cây củ mài sẽ có 1 – 2 rễ củ mập. Thân cây nhẵn, lá mọc so le hoặc mọc đối xứng, phiến lá có hình tim dài, đầu nhọn, cuống lá thường dài khoảng 1.5 – 3cm.

Cụm hoa củ mài thường mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả nang có 3 cánh, rộng 2cm. Nếu quả khô, cây sẽ không có lá, hạt có cánh mỏng màu nâu. Hoa nở tháng 5 – 7 và mùa quả vào khoảng tháng 8 – 10 hằng năm. Cây củ mài hoa vàng, khúc khuỷu mọc thành các cụm đơn tính. Mỗi cây cho một hoặc hai củ. Củ mài hình trụ ăn sâu xuống đất, có thể dài đến hàng mét. Vỏ có màu nâu xám, thịt trắng mềm.

Thành phần dinh dưỡng trong củ mài

Củ mài là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Theo nghiên cứu, hơn 50% thành phần trong củ mài là tinh bột. Ngoài ra, củ mài cũng có hàm lượng lipid, protein và chất nhầy cao. Vì thế, củ mài còn được sử dụng như loại lương thực trong thời đói.

Củ mài còn có hàm lượng allantoin dồi dào. Chất này có khả năng thúc đẩy phát triển của những mô khỏe mạnh và rút ngắn thời gian chữa lành vết thương. Ngoài ra, củ mài có nhiều thành phần khác như: saponin, cholin, dioscin, vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa và các yếu tố vi lượng khác.

cu-mai

Sử dụng củ mài thế nào? Củ mài có tác dụng gì với sức khỏe

Theo Đông y, củ mài có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận. Củ mài thường được dùng như loại thuốc cho người mất khẩu vị, chán ăn, ho khan, hen suyễn, tiểu đường.

Một tác dụng nữa của củ mài là ngừa xơ vữa động mạch. Đây là vấn đề sức khỏe nguy hiểm và ngày càng phổ biến trên thế giới. Nếu không phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Hơn nữa, đây cũng là loại thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, trị suy nhược cơ thể, đau mỏi lưng, chóng mặt,…

Củ mài còn là một vị thuốc tốt để điều trị một số bệnh ở phụ nữ. Giúp hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt, cáu gắt do mãn kinh, khô âm đạo sau mãn kinh.

Củ này không những giúp trị các bệnh rối loạn tiêu hóa mà còn tăng cường những loại vi khuẩn đường tiêu hóa.

Củ mài còn được dùng cho người bị mụn nhọt, viêm loét hay áp xe da. Bên cạnh đó, củ này còn dùng khi bị rắn rết hay bọ cạp cắn. Tác dụng này có được nhờ củ chứa nhiều allantoin.

cong-dung-cu-mai

Cách dùng củ mài? Những bài thuốc hay tốt cho sức khỏe từ củ mài

Củ mài có tác dụng gì – Trị kiết lỵ, tiêu chảy

  • Dùng 80gr củ mài khô kết hợp cùng lượng tương ứng bạch truật và đẳng sâm, trôm lay.
  • Thêm 60gr biển đậu cùng trần bì 30gr và lượng tương đương cát cánh, hạt ý dĩ, sa nhân, hạt sen.
  • Đem tất cả nguyên liệu làm sạch và tán bột mịn, trộn đều vào nhau.
  • Người lớn dùng 8g – 12g mỗi lần, 3 lần/ngày. Trẻ em dùng từ 4g – 6g với số lần tương ứng.
  • Đem pha bột này với nước sôi để nguội hoặc đun nóng để uống.

Bài thuốc kiện tỳ tiêu thực cho trẻ em

  • 45gr bạch biển đậu và lượng tương ứng sơn trà, tần quy, mạch nha và thần khúc.
  • Thêm vào 30gr trần bì cùng lượng tương ứng sử quân tử, bạch truật.
  • Cuối cùng lấy 20gr hoàng liên và lượng tương ứng cam thảo.
  • Mang khoai mài, bạch biển đậu và bạch truật sao vàng.
  • Sau đó tán bột tất cả rồi trộn cùng với mật ong để vo thành viên như hạt đậu đen.
  • Mỗi ngày cho trẻ uống khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 3g (khoảng 7 – 10 viên).

Củ mài có tác dụng gì – Trị di tinh tái phát

  • Củ mài và táo nhân, đẳng sâm mỗi loại 12g cùng lượng tương ứng bạch truật, sử quân tử, phục linh, kim anh và khiếm thực.
  • Thêm vào quả mâm xôi 6gr cùng lượng tương ứng viễn chí và 4gr cam thảo.
  • Đem tất cả đi sắc lấy nước cô đặc cho nam giới uống đều đặn hằng ngày đến khi khỏi.

Trị đái tháo đường

  • Sử dụng 180gr củ mài kết hợp 350gr ngũ vị tử và 300gr hạt dây tơ hồng.
  • Thêm 90gr hạt sen khô và 40gr bạch phục linh.
  • Đem tất cả tán bột rồi trộn với hồ và rượu vo viên thành hạt nhỏ như đậu xanh.
  • Mỗi ngày cho người bệnh uống 20 – 30 viên với nước cơm gạn lúc sôi.

Củ mài có tác dụng gì – Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em

  • 100gr củ mài với lượng tương ứng hạt ý dĩ, mạch nha.
  • Thêm vào 50gr bạch truật với lượng tương ứng đẳng sâm.
  • Kết hợp với 25gr hạt cau khô và vỏ quýt (đồng lượng).
  • Mang tất cả dược liệu đi sao vàng rồi tán bột và trộn vào nhau thật đều.
  • Sau đó hòa khoảng 15g – 20g bột này với nước ấm cho trẻ uống hằng ngày.

Bài thuốc trị đau lưng

  • Dùng củ mài 10gr và lượng tương ứng sơn thù du.
  • Thêm vào 12gr đỗ trọng, củ ba kích và ngưu tất.
  • Cuối cùng thêm ngũ gia bì, độc hoạt mỗi loại 8gr và lượng tương đương cẩu tích, quế tâm và 6g phòng phong.
  • Đem tất cả tán bột mịn rồi trộn cùng với mật ong, vo viên nhỏ như hạt đậu.
  • Mỗi ngày cho người bệnh uống 10 viên trước khi ăn.

Củ mài có tác dụng gì – Bồi bổ sức khỏe

Củ mài 50gr, gạo tẻ 50gr, khoai sọ 200gr, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn cháo này có công dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng hệ tiêu hóa), dùng trị chứng đuối sức, mệt mỏi, chán ăn, miệng khát, hay phiền táo.

Ăn uống kém, khó tiêu do tỳ vị hư nhược

Củ mài 100gr, đường trắng 30gr, xuyên tiêu 30gr, khiếm thực 100gr, gạo nếp 100gr. Gạo nếp ngâm qua đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu, tất cả sao qua, tán bột. Trộn đều hai loại bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 – 60gr pha bằng nước sôi và một chút đường trắng.

bai-thuoc-tu-cu-mai

Tìm hiểu cách chế biến trứng vịt bắc thảo bổ dưỡng tại https://trangvangnongnghiep.net/trung-vit-bac-thao-lam-mon-gi-cach-dung-trung-bac-thao-bo-duong.html

Củ mài làm món gì ngon? Một số món ăn ngon chế biến từ củ mài

Củ mài luộc

Với lần đầu thưởng thức củ mài thì món củ mài luộc là gợi ý nhất định nên thử qua. Củ mài chín thơm, bùi, chấm với mật mía, dù dân giã nhưng ngon hết ý.

Chè củ mài

Củ mài giòn bùi, mang nấu cùng với gạo nếp cẩm đẹp mắt, hòa thêm đường thốt nốt ngọt ngào, mang đến chè củ mài ngọt lành và vô cùng thanh mát

Bánh củ mài mật ong

Thay vì sửu dụng bột mì thông thường để làm bánh, hãy thử tìm hiểu một loại bánh mới hơn từ củ mài xem thế nào.

Cháo củ mài

Cháo củ mài ngọt man mát, thơm lừng là một gợi ý rất hay khi băn khoăn củ mài nấu gì ngon.

Canh củ mài

Kết hợp củ mài thơm, bùi bở với nước hầm đậm đà, béo ngậy, thêm ít hành lá và hạt tiêu cay món ăn đủ tạo nên bát canh củ mài hấp dẫn mà lại tốt cho sức khỏe.

Nước bột củ mài

Có thể bạn chưa biết, nấu nước bột củ mài cùng với bột gạo và uống bổ sung trong ngày được đánh giá là biện pháp giúp bồi bổ cơ thể, ăn uống ngon miệng hơn

Củ mài kho

Giống như củ cải hay cà rốt,… củ mài cũng là một nguyên liệu rất phù hợp với những món kho. Có thể kho củ mài bằng bột nghệ hoặc đơn giản chỉ cần thêm chút nước tương, không cầu kì mà ai cũng thích

Chè củ mài đậu xanh

Chè củ mài hay còn gọi là chè khoai mài là một trong các món chè dân dã nhưng rất thơm ngon và dễ nấu. Món chè này ăn trong những ngày hơi se lạnh hay sau bữa cơm gia đình thì quá tuyệt vời.

che-cu-mai

Chú ý khi dùng củ mài

  • Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị thay thế hormone hay thuốc tránh thai cũng có thể tương tác với dược tính trong củ mài
  • Không dùng củ mài cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú,…
  • Không nên dùng củ mài cho người có thân nhiệt thấp hoặc táo bón.
  • Ăn quá nhiều củ mài có thể gây một số hiện tượng như buồn nôn, tiêu chảy. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện một số phản ứng sau khi ăn củ mài như phát ban. Do vậy, cần cẩn thận khi ăn thực phẩm này.
  • Ngoài ra, khi kết hợp củ mài cùng với những thảo dược khác để chữa bệnh, tốt nhất cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia y học cổ truyền.
  • Chỉ sử dụng củ mài theo liều lượng được chỉ định hằng ngày, không được dùng quá nhiều.
  • Hiện này, có nhiều nơi bán củ mài trộn với củ mì. Vì thế, khi mua củ mài cần cẩn thận, lựa chọn địa chỉ uy tín để mua.

Tham khảo cách trồng và trừ sâu cho cây củ mài TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *