Quả trám đen có tác dụng gì? Công dụng quả trám đen cho sức khỏe

qua-tram-den-co-tac-dung-gi

Quả trám là đặc sản vùng miền ở trung du và miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là ở nông thôn. Ngoài được chế biến thành nhiều món ăn, như ô mai, mứt, om ăn trực tiếp hay để kho cá,… thì trong Đông y, quả này còn được dùng làm một vị thuốc giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, rất tốt cho sức khỏe. Vậy quả trám đen có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu các công dụng của quả trám đen trong bài viết này nhé

1. Quả trám đen là quả gì?

Quả trám đen còn gọi là trám chim, thuộc chi Trám. Quả có mùi hăng, thân hình dạng trứng, bên trong cứng và vị chát.

Quả trám tên gọi khoa học là fructus canarii, được chia thành hai loại là trám đentrám trắng.

  • Quả trám đen (canarium nigrum engl): Còn gọi là mộc uy tử, trám chim, hắc lãm, cây bùi,… Quả này màu đen sẫm, dạng quả trứng với chiều dài 3 – 4cm và rộng 2cm. Hạt rất cứng, được chia thành 3 ngăn.
  • Quả trám trắng (canarium album raeusch): được gọi với nhiều tên là cảm lãm, gián quả, thanh tử, mác cơm, cà ná, thanh quả, bạch lãm, hoàng lãm,… Quả này dạng hình thoi, màu vàng xanh nhạt, hai đầu tù. Quả chiều dài khoảng 45mm và rộng từ 20 – 25mm. Hạt trám trắng hình thoi với 2 đầu nhọn, nhẵn và cứng, bên trong có 3 ngăn.

Trong quả trám có lipid, protein, phosphor, hydrate carbon, P, Ca. Dầu từ hạt trám có chứa stearic, palmitic, acid hexanoic, linoleic, octanic, lauric, myristic, citric, decanoic,… Còn phần cùi trám có nhiều đường, chất béo, acid folic, nhiều loại vitamin P, C, B1, acid hữu cơ, chất khoáng (arroten, sắt, magie, canxi, kali, kẽm,…) và chất xơ.

qua-tram-den

2. Quả trám đen có tác dụng gì?

Chữa ho, viêm họng

Trong y học cổ truyền, quả trám (đặc biệt là trám đen) được xếp vào loại dược liệu có khả năng giảm ho và trị viêm họng khá hiệu quả. Bạn hãy ngậm quả trám om chín hoặc ô mai trám sên đường, nhằm làm dịu cảm giác ngứa rát họng hay những cơn ho dai dẳng kéo dài

Giúp thanh nhiệt giải độc

Tác dụng của quả trám không những hỗ trợ giảm viêm họng mà còn giúp thanh nhiệt giải độc, thích hợp với người dễ bị mụn nhọt hoặc nóng trong người.

Quả trám đen có tác dụng gì – Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu được tiến hành và phát hiện rằng trong quả trám chứa đa dạng chất chống oxy hóa, đặc biệt là alkaloid hay flavonoid. Những hoạt chất này có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, trực tiếp tham gia “trị” gốc tự do, giảm các tổn thương lên tế bào, qua đó ngăn ngừa tối đa những bệnh ung thư nguy hiểm.

Giúp giải rượu

Bên cạnh các đồ uống giải rượu như trà gừng hay chanh mật ong, quả trám với phèn chua cũng là gợi ý có thể áp dụng mỗi khi say rượu. Cụ thể, lấy nước lạnh rửa sạch trám, dùng dao khía trên mỗi quả bốn năm đường rồi nhét phèn vào các vết khía ấy, nhai nhỏ nuốt dần sẽ có công dụng giải rượu.

Quả trám đen có tác dụng gì – Tốt cho người đái tháo đường

Quả trám được đánh giá là thực phẩm lành tính cho người bệnh đang điều trị bệnh đái tháo đường. Trong quả trám chứa tinh bột kháng tannin – hoạt chất tạo vị đắng chát nhẹ, giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa đường glucose vào máu, đồng thời làm giảm hiện tượng kháng insulin.

Cải thiện chứng tiêu chảy

Nếu bị lạnh bụng hay mắc tiêu chảy kéo dài, nhâm nhi một vài quả trám om cũng là cách cải thiện hiệu quả. Bởi hoạt chất tannin trong quả trám sẽ làm săn niêm mạc ruột, hạn chế đi ngoài phân lỏng và chữa tiêu chảy.

Quả trám đen có tác dụng gì – Chữa đau bụng

Đau bụng là triệu chứng có thể gặp ở mọi giới tính, mọi độ tuổi. Phần lớn nguyên nhân đau bụng do hệ tiêu hóa. Có thể là do ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều thức ăn, ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc có thể do cơ thể không thích ứng với các món ăn đó,… Quả trám đen nấu lấy nước với một ít nguyên liệu khác giúp giảm những triệu chứng đau bụng hiệu quả.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Một trong các công dụng của quả trám đó là cung cấp những dưỡng chất lành mạnh và tốt cho tim mạch. Cùng với các nhóm chất chống oxy hóa, lượng khoáng chất kali có trong quả trám sẽ là các thành tố quan trọng tham gia điều hòa huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn máu tới tim, bảo vệ tim khỏe mạnh.

Quả trám đen có tác dụng gì – Trị đau khớp

Trong các loại trám có chứa lượng canxi vừa đủ để hỗ trợ những vấn đề về xương khớp. Quả trám đen bỏ vỏ, một trong các bài thuốc có công dụng trị đau nhức xương khớp hữu hiệu.

Giảm ốm nghén

Phụ nữ khi có thai thường có biểu hiện buồn nôn, ốm nghén. Khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu chất, hoa mắt, chóng mặt… Quả trám đen là vị thuốc hữu hiệu cho tình trạng ốm nghén ở phụ nữ có thai. Có thể sắc quả trám này thành thuốc uống hoặc nấu với các món ăn hằng ngày cũng rất ngon và bổ dưỡng.

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả trám đen

Trị mất ngủ, đau họng khi ngủ về đêm trong mùa đông

Dùng 2 – 3 quả trám trắng, đem bỏ hạt, đập dập lọc lấy nước uống. Để tăng hương vị và hiệu quả, có thêm một ít mật ong và gừng.

Trị mất tiếng, viêm họng cấp, khô rát cổ họng và viêm amidan

Quả trám đem rửa sạch, để ráo nước và mang muối như muối chanh. Mỗi ngày lấy một lượng vừa đủ ngậm hoặc pha nước uống. Bạn có thể sử dụng phối hợp trám tươi để hãm lấy nước uống để tăng tác dụng chữa đau họng.

Điều trị khản tiếng

Lấy 4 quả trám tươi, mang rửa thật sạch, để ráo nước và bỏ hạt. Sau đó, giã nát cùi trám cùng10g huyền sâm thái lát. Tiếp đến, cho hỗn hợp vào nồi, đổ ngập nước và nấu. Dùng bài thuốc này liên tục trong 3 – 5 ngày để giữ ấm, lợi yết hầu, tiêu thũng và giải độc cơ thể.

Cải thiện tình trạng sốt cao, khô môi và khát nước

Lấy vài quả trám, rửa sạch, bỏ hạt và giã lấy nước uống. Làm đều đặn mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng có các chuyển biến tích cực.

Làm nước thanh nhiệt

Dùng 20g trám tươi đem bỏ hạt, rồi đun cùng với 500ml nước và 4 chùm rễ lau tươi. Đun khoảng 30 phút, chú ý để lửa nhỏ, sau đó lọc lấy nước uống.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt giải thử

Lấy 5 quả trám tươi bỏ hạt, 5g rễ lau thái nhỏ, 5g mã thầy, 5g kim thạch hộc thái nhỏ, 10 miếng ngó sen, 10g mạch đông, 2 quả lê gọt vỏ. Mang tất cả nguyên liệu vào nồi đun với 2 lít nước, chú ý để lửa nhỏ và đun khoảng 1 tiếng. Tắt bếp và lọc lấy nước, đợi khi nguội thì chia thành nhiều phần nhỏ uống trong ngày. Thực hiện bài thuốc này liên tục cho tới khi những triệu chứng miệng khô khó chịu thuyên giảm.

Chữa trị ho khan

Lấy 20 quả trám muối cùng 50g vỏ đậu phụ vào nồi và nấu lên bằng lượng nước vừa đủ. Đợi khi nước sôi, tắt bếp và lọc lấy nước để uống trong ngày.

Chữa ho gà

Quả trám đem nấu chung cùng với đường phèn. Sau đó lọc lấy nước cốt tiết ra để uống. Chữa khó nuốt, chỉ khát, thanh phế, giảm tình trạng sưng họng và buồn nôn

Lấy 10g trám tươi bỏ vỏ, 6g gừng tươi gọt vỏ, 120g ngó sen đã làm sạch, và rửa sạch, cùng 150g mã thầy. Tất cả những vị thuốc đem giã nát và vắt lấy nước để uống.

bai-thuoc-tu-tram-den

4. Những lưu ý cần nhớ khi dùng quả trám

  • Một số nhóm đối tượng nên cân nhắc kỹ trước khi dùng là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, những người đang điều trị bệnh bằng thuốc Tây, bị dị ứng với các thành phần trong quả trám,… Hoặc tốt nhất nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng.
  • Cần tuân thủ liều lượng của bài thuốc và hướng dẫn từ chuyên gia. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm, tránh ảnh hưởng tới hiệu quả, hoặc gây những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trong quá trình dùng quả trám, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường cho thấy bị dị ứng, cần ngưng dùng và liên hệ ngay với chuyên gia để được hỗ trợ.

Xem thêm những công dụng của lá é tại https://trangvangnongnghiep.net/an-la-e-nhung-ban-da-biet-het-cac-cong-dung-cua-la-e-chua.html

5. Cách sơ chế và bảo quản quả trám đen được lâu

Cách chọn quả trám đen

  • Khi chọn trám đen, nên chọn quả thon dài hai đầu, sờ thấy cứng, da phấn và mịn, không bị nhăn nheo hay bị rộp.
  • Khi mua quả trám đen về phải tãi ra rổ và để ở nơi mát cho thoáng, chỉ cần trám đen bị hấp hơi trong túi nylon là sẽ bị mềm loét ra ở chỗ bị nóng.
  • Như thế thì xem như là hỏng, vì khi đi rửa và xát trám cho ra nhựa, những chỗ này sẽ loét trơ hạt, khi om bị nhạt trám, dễ bị ủng nước, nhanh chua và nhanh hỏng.

Cách sơ chế và bảo quản quả trám đen

  • Để trám không bị chát thì phải làm kỹ khâu “vo” xát trám. Cho trám vào rá tre, nhúng nước, nhấc lên, lấy tay hoặc vật dụng xoa ấn để quả trám xát vào nhau và xát vào rá cho phôi nhựa. Tiếp tục nhúng rửa nước, nhấc lên rồi lặp lại quá trình này từ 5-7 lần tới khi trám sạch mịn, hết nước đen.
  • Om trám tương đối khó, nhiều người om bị sượng, được đầu nọ thì mất đầu kia, giống quả trám bị hấp hơi, đầu thì nhũn đầu vẫn cứng. Nguyên nhân có thể do nước không đủ nóng nên trám chưa mềm đều mà nước đã bị nguội làm phần còn lại không mềm được.
  • Pha nước nóng già tay, khoảng 60 độ C, cho thêm một chút muối rồi thả trám đã sơ chế vào, đậy vung và để ở nơi tương đối ấm, sau 30 phút là ăn được.

Cách om trám đen đúng nhất

Trám om ở nhiệt độ khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Nước tới 70 độ C là trám bị cứng chát. Nếu dưới 50 độ C thì khó chín, nếu chín cũng không ngon. Từ khoảng 55-62 độ C giúp trám chín đẹp nhất (độ sai lệch khoảng 5 độ C). Trám chín ở 55 độ C có thịt vàng viền tím, khi nguội thịt trám sẽ tím dần. Khi trám đã mềm thì sẽ không cứng đơ lại nữa, nhưng nếu để lâu ngoài không khí sẽ bị lên váng, chua và ủng.

tram-den-om

Để bảo quản trám được lâu hơn, pha nước muối hơi mặn, nóng già, đổ trám đã om vào đó cho chắc lại một chút. Chờ nguội rồi để vào tủ mát có thể ăn cả tuần. Ngoài ra, cũng có thể dùng cách đóng hộp giống làm mứt.

Tham khảo các món ăn ngon từ quả trám đen TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *