Lá é là loại lá đặc sản vùng miền của vùng Trung và Nam Bộ. Lá này chế biến được rất nhiều món ngon đặc trưng. Ngoài ra, loại rau này còn là một bài thuốc, rất tốt cho sức khỏe. Vậy lá é có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu các công dụng của lá é trong bài viết này nhé
1. Lá é là gì?
Lá é là bộ phận của cây é, đây là loài cây thân nhỏ, sống lâu năm, họ hoa môi, chi húng quế. Lá é có vị chan chát, chua và hơi the
Thân cây é phân nhánh ngay từ dưới gốc tạo thành bụi cao 0.5 – 1m, màu trắng và có lông bao phủ. Lá có hình bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, mép răng cưa, cả hai mặt là đều có lông và mọc đơn đối chéo nhau. Chính vậy nên cây é còn có tên gọi khác như: trà tiên, tiến thực, hương thảo, é trắng, húng trắng, húng lông hoặc húng quế lông.
Quả é màu xám đen, hình bầu dục, nhẵn, mỗi quả có một hạt bên trong, gần giống hạt vừng. Khi cho hạt é vào nước thì nó sẽ hút nước tạo ra màng nhầy trắng bọc ở ngoài nên dễ nhầm với hạt chia.
2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong cây é
Một số thí nghiệm chỉ ra, cây é khi vò nát sẽ có hương thơm tương tự giống như mùi sả. Bởi toàn cây có chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng 2.5 – 3%, có thể lên tới 5% vào lúc cây ra hoa. Trong tinh dầu, thành phần lớn nhất là citral với tỉ lệ 56 – 75% và những chất khác. Ngoài ra, cây é cũng chứa nhiều hoạt chất như: flavonoid, thymol, quercetin, polyphenol, acid cafeio, acid rosmarimic.
3. Lá é bà bầu ăn được không?
Bởi đây là lá gia vị đặc trưng, có thể chế biến thành nhiều món ăn rất hấp dẫn nên nhiều người ưa chuộng. Và có nhiều người thắc mắc rằng bà bầu có ăn được lá é không?
Đây là loại rau gia vị mùi thơm, vị hơi cay, tính nóng ấm nên có công dụng hoạt huyết. Vậy nên, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều lá é vì có thể làm động thai. Nếu muốn làm món ăn tăng hương vị thì chỉ nên ăn vài lá và không nên dùng thường xuyên.
4. Những công dụng tuyệt vời của lá é với sức khỏe
Lá é thường được dùng như một loại rau trong nấu ăn nhưng nó đồng thời còn có công dụng tốt cho sức khỏe. Thân và lá é thơm, có vị cay, tính ấm. Theo y học cổ truyền, lá é có công dụng phát hãn, khu phong, lợi thấp, giải biểu, tán ứ, chỉ thống nên được sử dụng trị chứng chướng bụng, nôn mửa, ăn không tiêu, đau bụng, cảm cúm, sốt, đau đầu, bệnh răng miệng, tưa lưỡi, viêm bàng quang, đái buốt, đái rắt,…
Các tác dụng của lá é:
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Rất nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh trong tinh dầu lá é chứa đa dạng và dồi dào các nhóm chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là linalool, chavicol, flavonoid hay steroid. Qua đó, các hoạt chất này được đánh giá là thành phần rất quan trọng tạo nên “lá chắn” bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, để ngăn ngừa các bệnh về ung thư.
Công dụng của lá é – Ngăn ngừa bệnh liên quan đến tim mạch
Bên cạnh vai trò phòng chống ung thư, những chất chống oxy hóa của lá é khi vào cơ thể còn giảm tình trạng hình thành các cục máu đông ở thành mạch, hạn chế tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, thúc đẩy dòng luân chuyển máu đến tim, bảo vệ tim khỏe mạnh và giảm thiểu tỉ lệ bị bệnh mạch vành.
Kiểm soát đường huyết
Thêm lá é vào các món ăn vừa giúp món ăn có hương vị đáo độc, thơm ngon, vừa là một biện pháp hiệu quả để cân bằng dưỡng chất và kiểm soát đường huyết ổn định. Vì một số hoạt chất có trong lá có khả năng ức chế hoạt động của α-glucosidase và αamylase, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Công dụng của lá é – Giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
Hiện tượng đầy bụng khó tiêu sẽ giảm cảm giác ăn ngon miệng, làm “ậm ạch” khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con người. Khi này, để sớm cải thiện, có thể tham khảo uống nước lá é, bằng cách lấy cành lá é phơi khô, thái nhỏ rồi sắc uống trong ngày, dùng liên tục 3 – 5 ngày, sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn
Tốt cho răng miệng
Ăn lá é có công dụng khá tốt trong việc hỗ trợ điều trị những bệnh liên quan đến răng miệng như: nấm lưỡi, viêm nướu, chân răng chảy máu. Bạn chỉ cần lấy lá é tươi rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó ngậm 1 – 2 lần trong ngày, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm dần.
Công dụng của lá é – Hỗ trợ giảm ho, hạ sốt
Nếu đang gặp phải các triệu chứng như: đau đầu, cảm cúm, sốt, bạn có thể dùng bài thuốc từ lá é. Với cách làm đơn giản sau, chỉ cần dùng lá é tươi, dùng riêng hoặc kết hợp cùng những loại lá thơm khác như: lá chanh, lá bưởi, cúc tần ô, hương nhu,… rồi nấu nước xông cho ra mồ hôi. Sau khi xông xong, nhớ lau khô người bằng khăn bông và nghỉ ngơi ở nơi kín gió.
Xem thêm những công dụng của rau càng cua TẠI ĐÂY
5. Những bài thuốc trị bệnh từ cây é
Trị táo bón: Ngâm khoảng 4 – 12g hạt é trong 100ml nước ấm cho đến khi thấy bên ngoài hạt có lớp nhầy trắng bao quanh thì thêm đường, khuấy đều và uống.
Chữa tiểu buốt, viêm thận, viêm bàng quang: Cho 3 – 6 giọt tinh dầu é pha với siro và nước nhũ tương uống trong ngày.
Trị ho: dùng 20 – 15g lá và thân cây hãm hoặc sắc lấy nước uống.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress: Dùng trà ướp cùng lá é uống hằng ngày. Cách ướp khá đơn giản, chỉ cần lấy trà ngon chưa ướp, trộn lẫn cùng với vài lá é phơi héo đã thái sợi nhuyễn để pha như bình thường.
Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi: Lá é tươi rửa sạch, giã nát cùng vỏ lụa ở mặt trong của vỏ cây sổ (mỗi loại 30g). Dùng nhiều lần trong ngày.
Chữa cảm, sốt, cúm, đau đầu: Một trong các công dụng của lá é là trị cảm cúm, sốt hay đau đầu. Dùng 20 – 30g lá é tươi, có thể lấy riêng hoặc kết hợp với những loại lá cây khác như: chanh, bưởi, cúc tần, hương nhu mỗi loại 10g, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Trị đau và chướng bụng, ăn không tiêu: Lấy 10 – 20g lá é phơi khô hãm lấy nước uống trong ngày.
6. Chú ý khi sử dụng cây lá é
- Nên dùng hạt é trước hoặc sau khi sử dụng những loại thuốc uống khác ít nhất 1 giờ.
- Không sử dụng hạt é trong vòng 1 tuần trước khi phẫu thuật.
- Hạt é mang tính hút nước mạnh, nếu dùng không đủ nước có thể khiến tắc ruột.
- Không sử dụng hạt é cho người tiêu chảy, có vấn đề ở đường ruột.
- Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên dùng hạt é.
Trên đây là những công dụng của lá é, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm những món ngon từ lá é TẠI ĐÂY. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt
Tham khảo thêm những công dụng của vỏ bưởi cho sức khỏe tại https://trangvangnongnghiep.net/cong-dung-cua-vo-buoi.html