Trứng vịt bắc thảo có tốt không? Ăn trứng vịt bắc thảo có tác dụng gì?

an-trung-vit-bac-thao-co-tac-dung-gi

Trứng vịt bắc thảo là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Nó có màu đen đặc trưng chứ không phải màu trắng như những loại trứng thông thường. Vậy công dụng của trứng vịt bắc thảo là gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu ăn trứng vịt bắc thảo có tác dụng gì trong bài viết này nhé

Trứng vịt bắc thảo là gì?

Ở Việt Nam, trứng bắc thảo là trứng vịt được ủ bằng hỗn hợp đất sét, tro, muối, vôi và trấu của lúa. Tuỳ theo công thức và bí quyết của tùng người mà tỷ lệ phối trộn các thành phần ủ trứng không giống nhau. Trứng bắc thảo có xuất xứ từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ người Hoa. Trứng này còn có một số tên gọi khác như: Bách Nhật trứng, trứng Bách Thảo, Thiên niên bách nhật trứng.

Thông thường, trứng bắc thảo được làm từ trứng vịt đồng. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn hay dùng trứng gà, trứng cút để làm trứng bắc thảo.

Trứng vịt bắc thảo có vỏ màu đen trắng lẫn lộn như màu muối tiêu, đôi khi có các hoa văn khá đặc biệt. Lòng đỏ lại màu xanh, xám hoặc xanh đen và mùi thơm đặc trưng, bao bọc lòng đỏ là lớp lòng nâu đen và sáng bóng như thạch.

Lòng đỏ trứng vịt bắc thảo có mùi hăng, sốc, hơi khai, the và béo. Lòng trắng ít mùi vị hơn. Món này khá khó ăn, nếu ăn không quen sẽ có thể gây khó chịu. Ăn trứng này cũng như ăn mù tạt vậy, ban đầu khó ăn, nhưng khi đã ăn được sẽ bị nghiện bởi mùi vì của nó.

trung-vit-bac-thao

Sử dụng trứng vịt bắc thảo tế nào? Hướng dẫn ăn trứng vịt bắc thảo tốt cho sức khỏe

Trong 100g trứng bắc thảo chứa bao nhiêu calo?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trung bình cứ 100gr trứng bắc thảo chứa khoảng 183 calo cho cơ thể. Ngoài ra còn nhiều dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe như:

  • 1g carbs
  • 529 mg natri
  • 155 mg Kali
  • 9.6g chất béo
  • 9g chất đạm
  • 619 mg cholesterol.

Ăn trứng vịt bắc thảo có béo không?

Theo nghiên cứu khoa học cho biết, sau quá trình ủ lên men lòng trắng trứng chuyển hóa thành dạng thạch chứa nhiều khoáng chất có ích cho sức khỏe. Tốt cho những ai đang ăn kiêng trong quá trình chuyển hóa nhiệt lượng và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Ngoài ra, trứng bắc thảo chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp kích thích tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm axit trong dạ dày. Vì thế, nếu ăn trứng bắc thảo với lượng vừa phải vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp ích trong quá trình giảm cân mà không bị béo.

Trứng vịt bắc thảo có luộc không?

Có nhiều người thắc mắc “ăn trứng bắc thảo có phải luộc không”? Câu trả lời là không. Trứng bắc thảo có thể ăn trực tiếp, không phải luộc. Vì trong quá trình chế biến, trứng đã được ủ và lên men dưới lòng đất khoảng 3 – 5 tháng nên nó đã chín. Vì vậy, có thể ăn ngay khi bóc vỏ. Hoặc sử dụng để chế biến nhiều món ăn mà không cần luộc. Nếu ăn sống, trứng có độ dẻo, mềm và hơi dính răng

Tuy nhiên, tùy khẩu vị của từng người, nếu thích ăn trứng cứng có thể luộc khoảng 15 phút. Chú ý khi luộc trứng bắc thảo nên để lửa nhỏ, tránh để trứng vỡ trong quá trình luộc. Nếu luộc chín, trứng có lớp vỏ bên ngoài giòn dai và vị bùi.

Ăn trứng vịt bắc thảo lúc nào tốt nhất

Nếu đang tìm hiểu sử dụng trứng bắc thảo khi nào là tốt thì bạn có thể yên tâm rằng ăn vào bất cứ thời gian nào trong ngày cũng có thể đảm bảo đủ dưỡng chất. Hãy dùng trứng bắc thảo để chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, lạ miệng cho gia đình.

Không nên ăn quá nhiều trứng vịt bắc thảo

Vì được ủ và lên men trong thời gian dài nên trứng bắc thảo cũng dễ bị biến chất, vitamin giảm nhiều nên nhiều người không biết nên ăn bao nhiêu trứng bắc thảo là tốt. Do vậy, không nên ăn quá nhiều, tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn từ 2 – 4 quả. Lưu ý, tránh mua trứng vịt bắc thảo bị hỏng, quá hạn sử dụng, cần chọn trứng còn nguyên lớp vỏ ủ bên ngoài, có thể bảo quản được đến 6 tháng.

Không nên ăn quá nhiều trứng bắc thảo vì theo khuyến cáo thì trứng có chứa một lượng chì nhất định, ăn nhiều có nguy cơ bị nhiễm độc chì.

Bà bầu ăn trứng bắc thảo được không?

Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người lớn tuổi có tỳ dạ dày yếu, được khuyến cáo là không nên dùng trứng bắc thảo. Vì hệ tiêu hóa yếu, khi ăn trứng này dễ mắc rối loạn hệ tiêu hóa.

Cách ăn trứng vịt bắc thảo

Trứng bắc thảo có thể chế biến ra nhiều món ngon, đặc biệt là hay được sử dụng trong ngày Tết cùng củ kiệu và tôm khô. Trong cuộc sống hằng ngày, trứng thường được dữ trữ để ăn dần cùng với cháo trắng hoặc cơm nóng.

su-dung-trung-vit-bac-thao

Ăn trứng vịt bắc thảo có tác dụng gì?

Hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động tốt

Trứng bắc thảo nhiều vitamin A, bảo vệ hô hấp, nâng cao hệ miễn dịch, tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, phòng chống những bệnh về phổi và đường hô hấp.

Trứng vịt bắc thảo có tác dụng gì – Giúp cầm máu hiệu quả

Trứng bắc thảo có thể kích thích hồng cầu sinh trưởng, tạo ra hồng cầu mới, cầm máu, tốt cho bệnh nhân có bệnh xuất huyết, phụ nữ chu kì kinh nguyệt không ổn định.

Trứng bắc thảo giải rượu rất tốt

Trứng bắc thảo giải độc rượu rất hiệu quả, giúp bài tiết cồn nhanh chóng. Đồng thời giúp người say giảm những triệu chứng như: đau đầu, mặt đỏ, hỗ trợ bảo vệ dạ dày khỏi tác hại từ rượu.

Trứng vịt bắc thảo có tác dụng gì – Giúp thanh lọc, gải nhiệt cơ thể

Trứng bắc thảo có công dụng giảm nhiệt cho người hay mắc chứng lở miệng, nổi mụn nhọt, nóng gan, giảm độc trong máu.

Bổ sung dồi dào protein

Vì trứng bắc thảo chứa nhiều protein, người Trung Quốc coi nó là một món ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe. Như đã biết, protein là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Cũng như carbohydrate, nó là nhiên liệu của cơ thể. Vì thế, khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hãy bổ sung thêm vào bữa ăn với một quả trứng vịt bắc thảo.

Trứng vịt bắc thảo có tác dụng gì – Cung cấp nguồn sắt tuyệt vời

Trứng bắc thảo được xem là nguồn dồi dào chất sắt. Sắt có vai trò giúp vận chuyển oxi đi khắp cơ thể và hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của cơ thể, những chức năng tế bào của nó.

Là nguồn selen dồi dào

Selen là khoáng chất hoạt động như chất chống oxy hóa. Dưỡng chất này bảo vệ cơ thể con người chống lại gốc tự do. Nó cũng giúp ổn định huyết áp và hỗ trợ chức năng tuyến giáp bình thường.
Cung cấp vitamin D cho cơ thể

Bên cạnh hấp thu vitamin D từ nắng sớm, ăn trứng vịt bắc thảo cũng là lựa chọn bổ sung vitamin D tuyệt vời. Cơ thể cần vitamin D để tăng cường hấp thu magiê, canxi, phốt phát, kẽm và sắt. Tất cả các chất này đều cần thiết cho quá trình khoáng hóa bình thường của xương hoặc đơn giản là phát triển và bảo vệ xương.

Trứng vịt bắc thảo có tác dụng gì – Kích thích ăn ngon miệng hơn

Không có gì lạ khi trứng vịt bắc thảo được chọn là món khai vị, vì nó giúp tăng sự thèm ăn. Chúng ta thường ăn trứng này khi được trộn với cháo. Việc này bởi vì độ mặn và độ dai giòn của trứng làm tăng hương vị cho món cháo thêm đậm đà, dễ ăn hơn. Vì thế, nếu đột nhiên giảm cảm giác thèm ăn, đặc biệt là khi ốm. Hãy ăn ít cháo kết hợp cùng với trứng bắc thảo có thể cải thiện vị giác của bạn

Giảm huyết áp hiệu quả

Trứng vịt bắc thảo cũng được cho là có công dụng giúp giảm huyết áp. Duy trì và cải thiện huyết áp là rất quan trọng. Vệc này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh như: đột quỵ, đau tim, suy tim và thận.

Trứng vịt bắc thảo có tác dụng gì – Tăng cường chức năng gan

Như đã biết, gan là cơ quan trong cơ thể, hoạt động như bộ lọc và xử lý máu khi nó lưu thông trong toàn bộ cơ thể. Một số chức năng quan trọng khác cũng gồm sản xuất protein đông máu và đào thải độc độc tố có hại cho cơ thể con người.

Cải thiện thị lực, giúp mắt sáng khỏe mạnh

Sử dụng trứng vịt bắc thảo có thể là giải pháp thay thế cho phẫu thuật mắt bằng laser. Một lượng trứng vừa đủ trong một khoảng thời gian giúp chăm sóc và vệ sinh mắt hằng ngày, có thể giúp cải thiện thị lực và sáng mắt. Ăn trứng này có thể rất tốt cho thị lực của chúng ta. Việc này là nhờ lượng vitamin A, D, E của nó giúp bảo vệ mắt, ngăn chặn đục thủy tinh thể và những bệnh về mắt liên

Tìm hiểu thông tin ăn nhiều thịt có tốt không tại https://trangvangnongnghiep.net/an-thit-nhieu-co-tot-khong-moi-loai-thit-an-bao-nhieu-la-du.html

Trứng vịt bắc thảo có ăn chay được không?

Trứng bắc thảo có phải đồ ăn chay hay không thì cần phải hiểu ăn chay là gì. Thực chất, ăn chay là phương pháp ăn uống với thực đơn chủ yếu là những nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Các nguyên liệu nguồn gốc từ động vật đôi khi vẫn được dùng trong các món chay nhưng không nhiều như trứng hay sữa. Do vậy, trứng nói chung bao gồm cả trứng gà, trứng vịt, trứng cút,… đều có thể sử dụng để làm món ăn chay. Tuy vậy, tùy thuộc từng tôn giáo khác nhau mà trứng cụ thể là trứng vịt như nhiều người đang thắc mắc có thể lấy làm món ăn chay hoặc không.

Với phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam hiện chưa ban hành một văn bản có tính giáo quy hay giới luật nào quy định cụ thể về việc ăn chay ngoài những tiêu chuẩn và nguyên tắc cơ bản như không ăn thịt, không sát sinh, nuôi dưỡng lòng từ bi, … Vì thế, nếu trứng đó là trứng không có trống (chưa được thụ tinh) thì hoàn toàn có thể lấy làm đồ ăn chay. Nhưng, nếu trứng có trống thì sẽ không được xem là đồ ăn chay vì đã có sự sống trong quả trứng.

Còn đối với một vài tôn giáo khác có quy định rõ ràng việc trứng, sữa có được coi là đồ ăn chay hay không. Có tôn giáo nêu rõ việc ăn chay bao gồm mọi loại trứng dù có trống hay không. Nhưng cũng có tôn giáo lại kiêng tất cả những loại trứng.

Nếu không theo tôn giáo nào mà chỉ ăn chay để giúp có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe thì trứng nói chung và trứng vịt nói riêng là đồ ăn chay rất phù hợp. Trứng vịt tuy có lượng cholesterol cao nhưng nếu ăn hợp lý kết hợp với luyện tập thì rất có lợi cho sức khỏe.

Trứng bắc thảo là một dạng trứng muối. Trứng vịt muối cũng sử dụng trứng vịt để làm nguyên liệu nên câu trả lời giống như ở trên. Tùy vào từng tôn giáo khác nhau sẽ quy định có thể hoặc không thể dùng làm đồ chay. Như trong đạo Phật thì trứng bắc thảo có thể ăn chay được và cũng có thể không tùy theo trứng có trống hay không. Nếu chỉ ăn chay đơn thuần để có chế độ ăn lành mạnh thì trứng bắc thảo là một món chay vô cùng tốt và bổ dưỡng.

cong-dung-trung-vit-bac-thao

Cách làm trứng vịt bắc thảo đơn giản, tại nhà

Nguyên liệu làm trứng bắc thảo (làm 30 quả)

  • Trứng vịt đồng: 30 quả
  • Bột diêm sinh (Lưu huỳnh): ½ muỗng café (mua ở tiệm thuốc Bắc, thuốc Đông Y).
  • Bột quế: 3 muỗng cà phê
  • Đinh hương: 1 muỗng cà phê
  • Rau dền gai: 1 bó (500gr)
  • Trà không ướp hương (trà mạn): 50gr
  • 40 lá trắc bạch diệp
  • 3 muỗng cà phê phèn chua

Hướng dẫn làm trứng bắc thảo

Bước 1: Lựa chọn và sơ chế nguyên liệu

Trứng vịt đồng sau khi mua về đem rửa sạch, lau khô. Sau đó pha 3 muỗng cà phê phèn chua vào 1 lít nước, khuấy cho tan. Sau đó cho vào 1 cái hũ, cho trứng vịt vào ngâm 3 ngày rồi lấy ra. Trong 3 ngày này, là thời gian lòng trắng sẽ biến đổi trong suốt như thạch rau câu.

Chú ý: Để chọn loại trứng vịt ngon làm trứng bắc thảo, khi mua về thì nên cho trứng vào 1 chậu nước có pha muối loãng. Nếu quả nào nổi thì loại ra, chỉ lấy quả trứng chìm xuống để làm trứng bắc thảo.

Bước 2: Pha trộn hợp hợp ủ trứng

Đinh hương mang sao vàng, tán nhỏ. Bồ kết nướng cháy thành than rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột. Pha trà mạn cùng khoảng 700ml nước sôi, vắt lấy nước bã bỏ đi. Rau dền gai phơi khô, đốt lấy tro (nếu không có rau dền thì thay bằng vỏ trấu). Lá trắc bạch diệp giã nhỏ rồi trộn cùng bột quế và bột diêm sinh. Đem tất cả các nguyên liệu trên trộn đều sẽ được hỗn hợp bùn chuẩn bị cho bước kế tiếp.

Bước 3: Ủ trứng bắc thảo

Quét bùn phủ kín toàn bộ quả trứng, lăn qua lớp vỏ trấu mỏng cho thật đều. Xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, đặt trong cái hũ hoặc bình kín, chôn xuống đất từ 3 đến 5 tháng. Trong thời gian 3 tháng lớp bùn ngoài sẽ khô lại.

Vậy là đã có những quả trứng vịt bắc thảo đầy dinh dưỡng tự làm tại nhà rồi

Tìm hiểu cách chế biến hạt mắc khén Tây Bắc TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *