Ăn thịt nhiều có tốt không -Mỗi loại thịt ăn bao nhiêu là đủ?

Lượng thịt sử dụng tăng nhanh, từ 84 gr / người / ngày năm 2010 lên 136,4 gram/người /ngày năm 2020, khu vực thành thị, chỉ số này lên tới 155,3 gram/người/ngày. Mức này là quá cao so với khuyến nghị mức độ an toàn cho sức khỏe.

Dấu hiệu dễ thấy cảnh báo bạn đang ăn nhiều thịt

  • Buồn ngủ, mệt mỏi

Nếu sau khi ăn thịt, bạn bắt đầu cảm thấy rất uể oải hoặc mệt mỏi. Cơ thể bạn không thể tiêu hóa thịt hoặc đơn giản là nó bị “mắc kẹt” trong ruột của bạn. Khi bị mắc kẹt, toàn bộ năng lượng của cơ thể để tập trung vào hệ tiêu hóa nên bạn sẽ cảm thấy nặng nề.

  • Nhanh đói

Nếu bạn luôn cảm thấy đói, ngay cả sau khi đã ăn xong, rất có thể bạn đã nạp quá nhiều protein, ăn quá nhiều thịt. Khi cơ thể bạn không có đủ carbs, lượng đường của bạn sẽ giảm xuống và cơ thể bạn không thể sản xuất đủ serotonin, hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng, khiến bạn cảm thấy đói.

  • Bị mất nước

Ngay cả khi lượng nước bạn uống không thay đổi, bạn có thể cảm thấy mất nước khi ăn chế độ ăn nhiều thịt, trứng và các thực phẩm giàu protein khác.

Theo Mayo Clinic, nguyên nhân là do chế độ ăn uống giàu protein có thể dẫn đến nồng độ nitơ tăng cao. Một trong những thành phần của protein là nitơ. Và nếu bạn đang ăn nhiều thịt quá (protein), cơ thể bạn sẽ cố gắng loại bỏ lượng nitơ dư thừa đó, dẫn đến mất nước và tăng khả năng đi tiểu. Điều đó có thể dẫn đến mất nước.

  • Da tóc xấu

Thịt động vật hầu như không chứa vitamin C, một chất quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp làm đẹp da, tóc, móng. Nên tăng cường vitamin C từ rau xanh và trái cây.

  • Mùi cơ thể mạnh

Hôi miệng và có mùi cơ thể nặng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn chưa tiêu hóa thịt như bình thường. Nếu thịt không được tiêu hóa tốt, mùi hôi thối sẽ rời khỏi hệ tiêu hóa của bạn và cuối cùng xâm nhập vào da và qua hơi thở của bạn.

  • Táo bón

Tất cả chúng ta đều có hệ tiêu hóa khác nhau và chúng dựa trên di truyền và thói quen ăn uống hàng ngày. Với các loại thịt nhiều mỡ sẽ gây khó tiêu vào ngày hôm sau.

Táo bón có thể là kết quả của việc dư thừa chất sắt, thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu). Bên cạnh đó, thịt đỏ chứa ít chất xơ, một chất cần thiết cho chức năng đường ruột.

  • Tăng cân

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần không ăn cơm, ăn thịt thoải mái là có thể giảm cân. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đây là một sai lầm nghiêm trọng khi giảm cân. Protein là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với cơ thể, nhưng chỉ nên tiêu thụ vừa phải. Thừa đạm có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, tăng cholesterol trong máu, suy giảm chức năng thận …

Theo Fox, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những người ăn quá nhiều protein có nguy cơ tăng cân cao hơn 90% so với những người ăn đủ chất.

Đọc thêm:

Lưu ý tránh tăng cân ngày Tết

Bí quyết tăng cân vèo vèo dịp Tết

Ăn thả ga không lo tăng cân với 4 món chay ngày tết

Không nên ăn dư thừa thịt

Cơ thể con người cần lượng đạm để cung cấp năng lượng. Theo chuyên gia, lượng đạm mỗi ngày một người cần bổ sung từ 1,1 – 1,3 g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, trong đó đạm động vật chỉ nên chiếm 50% tổng lượng đạm cần. Tương đương 13-20% nhu cầu năng lượng (calo) hàng ngày.

Có hai nguồn đạm chính là đạm thực vật và đạm động vật. Đạm thực vật bao gồm các loại hạt đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, …, các sản phẩm từ đậu như đậu phụ; các loại tinh bột, các loại hạt như hạt bí, hạt mắc-ca, hạt óc chó, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau cải… Đạm động vật gồm các loại thịt (bò, heo, gà, vịt), cá, trứng, tôm, cua. ..

Kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh mang lại thành công lớn

Thói quen ăn thịt nhiều , ít rau của người Việt khiến lượng Cholesterol (chất tạo màng tế bào, cân bằng nội tiết tố và sản xuất Vitamin D) tăng cao, gây ra các bệnh như thận, bệnh gút, thừa cân béo phì, cách bệnh tim mạch, sỏi mật, viêm khớp, tiểu đường, gan …

Ăn nhiều protein có thể dẫn đến mất canxi qua nước tiểu. Canxi cần thiết cho xương khỏe mạnh. Cơ thể không thể tự sản xuất canxi mà phải hấp thụ qua thức ăn và thực phẩm chức năng.

Theo dõi về dinh dưỡng học đường, đáng chú ý là tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì sau 10 năm đã tăng hơn gấp đôi, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, trong đó ở thành thị là 26,8% và nông thôn là 26,8%. Khu vực nông thôn là 18,3% và khu vực miền núi là 6,9%. Và tiêu thụ thịt tăng cao cũng là một trong số những nguyên nhân của việc tăng tỉ lệ thừa cân.

Thịt bò

Nếu ăn thịt đỏ (thịt bò, cá hồi…) trên 160g / ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn 33% so với những người ăn ít hơn. Ngoài ra, nó còn làm tăng huyết áp, tăng áp lực lên gan và thận, khiến chúng không thể lọc các chất cặn bã và dễ gây ung thư. Nếu ăn thịt đỏ trên 160g / ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn 33% so với những người ăn ít hơn.

Đọc thêm: Cá hồi nướng nướng măng tây và dầu hương vị chanh thơm nức bếp

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, một người bình thường chỉ nên ăn không quá 300 – 500g thịt đỏ mỗi tuần. Tốt nhất mỗi tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần tương đương 100 – 150g, tùy theo cân nặng và mức độ béo của mình mà tăng giảm cho phù hợp. Tốt nhất nên ăn các món luộc hoặc hầm, hạn chế dầu mỡ như chiên, nướng …

Mỗi loại thịt ăn bao nhiêu là tốt nhất?

Tốt nhất nên ăn các món luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng …

Đọc thêm:

3 Cách chế biến món thịt lợn nướng thơm ngon, khó quên

Tổng hợp 10+ món ăn tây và ta chế biến từ thịt lợn

4 Món ăn hấp dẫn từ thịt bò gây nghiện mọi bữa cơm

Thịt bò xào nấm gì? 3 cách chế biến thịt bò xào ngon tuyệt cú mèo

  • Theo viện nghiên cứu ung thư Mỹ thịt đỏ ăn tối đa 510 gr mỗi tuần, tương đương khoảng 72 gr mỗi ngày. Thịt bò giàu calo, protein, dinh dưỡng nhưng không nên kết hợp với hải sản, thịt lợn hoặc đậu nành hoặc khi ăn.
  • Mỗi tuần chỉ nên ăn thịt gà và thịt trắng 3 lần, mỗi bữa không quá 150g. Các món từ thịt gà rất nhiều nhưng khi ăn thịt gà không nên dùng chung tỏi, hành sống, thịt hoặc gan chó.
Thịt gà

Thịt nạc hoặc mỡ cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và ung thư trực tràng.

Cá: Cá có hàm lượng đạm cao, các axít amin cân đối, cá có nhiều chất khoáng và vitamin hơn thịt; đặc biệt trong gan cá có nhiều vitamin A, D, B12. Lượng cá nên bổ sung 2,5 lạng/người/ngày. Nhiều loại cá dinh dưỡng cao như cá trích, cá thu ngư xanh..

cá thu

Chế độ ăn nhiều cá, rau và trái cây

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong khi lượng tiêu thụ thịt vượt quá lượng khuyến cáo, thì việc tiêu thụ trái cây và rau quả không tăng đáng kể. Năm 2010, trung bình một người Việt tiêu thụ 190 gam rau / ngày và 60,9 gam hoa quả / ngày thì nay đã tăng lên 230 gam rau / ngày và 127 gam hoa quả / ngày. Tuy nhiên, chỉ 65% người Việt Nam đáp ứng được mức tiêu thụ trái cây và rau củ được khuyến nghị.

Lượng cá trung bình ở người trưởng thành chỉ 60g / ngày, bằng 1/5 khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngoài việc ăn ít rau, nhiều thịt, người Việt còn nằm trong nhóm ăn mặn với 9,4 g muối / ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO. Chưa kể, tỷ lệ uống rượu bia những năm gần đây liên tục tăng cao, trong đó gần một nửa số nam giới trong cuộc khảo sát uống ở mức nguy hiểm và một phần ba số người trưởng thành thiếu vận động.

Đa dạng các loại thịt, cá khác nhau trong bữa ăn giúp các bữa ăn trở nên phong phú, ngon miệng. Hơn nữa cần ăn vừa theo đủ khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng để có sức khỏe tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *