Bệnh đột quỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần biết

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, hay xảy ra đột ngột nhất là khi thời tiết lạnh. Đây là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu thế nào là bệnh đột quỵ trong bài viết này nhé

1. Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương trầm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm nhiều khiến não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi tế bào. Trong vài phút nếu không được cung cấp đầy đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do vậy, người bị đột quỵ phải được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí gây tử vong. Hầu hết người sống sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc có các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ, thị giác suy giảm,…

2. Đột quỵ có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Đột quỵ nói chung và đột quỵ mùa đông nói riêng sẽ xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước, có thể người bệnh sinh hoạt bình thường 1-2 giây trước nhưng 1-2 giây sau xảy ra bất thường, liệt nửa người, nói đớ,… Để phòng ngừa đột quỵ thì phải kiểm soát những yếu tố nguy cơ bệnh nền dẫn tới đột quỵ.

Trên thế giới, cứ 40 giây có một người đột quỵ, 3 phút có một trường hợp đột quỵ tử vong. Theo thống kê từ Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, nước ta có khoảng 200.000 người bệnh đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ cấp đặc biệt nguy hiểm vì nguy cơ tử vong cao, lên tới 50%, thời gian tử vong nhanh, nếu cứu sống có thể để lại di chứng nặng nề, chi phí điều trị đột quỵ não tốn kém và khả năng tái phát cao.

Ở một số nước như Hàn Quốc, các nước Châu Âu vào mùa lạnh thì số người đột quỵ mùa đông tăng so với mùa nóng. Điều này chứng tỏ yếu tố thời tiết liên quan đến người bị đột quỵ. Về khoa học, việc tắm đêm và tắm lạnh không trực tiếp gây vỡ mạch máu não hoặc đột quỵ nhồi máu não. Tuy nhiên, tắm đêm, tắm lạnh làm thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc nhanh khiến cơ thể phản ứng, ảnh hưởng đến huyết áp hoặc bệnh nền và làm người bệnh bị đột quỵ.

Bệnh đột quỵ có chữa được không phụ thuộc nhiều vào thời gian chữa trị. Vì phát hiện và điều trị càng sớm sẽ càng giảm thiểu được độ nguy hiểm. Chính xác hơn là hạn chế mức độ tổn thương não và biến chứng.

Hai nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ là động mạch bị tắc nghẽn (đột quỵ vì thiếu máu cục bộ) và rò rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Một vài người có thể chỉ gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não, được gọi là thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) và không gây các triệu chứng lâu dài. Nên ở trường hợp này, đột quỵ có thể chữa được

dot-quy-co-nguy-hiem-khong

3. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Những yếu tố không thể kiểm soát

  • Tuổi tác: Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Khi sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng mắc đột quỵ có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

Các yếu tố về bệnh lý

  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử mắc đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và có thể giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan tới đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc bệnh lý tim mạch có thể bị đột quỵ cao hơn người bình thường
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp làm tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch tổn thương dẫn tới xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho những cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ tại thành động mạch, tạo nên vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần bình thường. Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng làm hại phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, tăng huyết áp.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị béo phì có thể dẫn tới nhiều bệnh như cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu, tăng nguy cơ mắc đột quỵ.
  • Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không khoa học, không cân bằng các loại dưỡng chất, lười vận động cũng là nguyên nhân gây đột quỵ.

Xem thêm thông tin về rối loạn tiêu hóa TẠI ĐÂY

4. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đột quỵ

Các biểu hiện đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần gồm:

  • Mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không có sức lực, tê cứng cả hoặc một nửa mặt, nụ cười méo mó.
  • Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ đúng nhất là không thể giơ hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ, nói ngọng. Có thể thực hiện phép thử bằng cách nói các câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc được thì người đó đang có dấu hiệu đột quỵ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được những hoạt động.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, nhìn không rõ
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến rất nhanh, có thể buồn nôn hoặc nôn

Gần đây những chuyên gia y tế, y bác sĩ cho biết cách nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc “FAST”:

  • Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu “cười” để quan sát rõ hơn.
  • Arm: Bệnh nhân được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc hạ xuống trước thì bên đó được xác định bị liệt.
  • Speech: Nhận biết bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân được yêu cầu nói lặp lại câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không tròn, rõ, không lưu loát hoặc không nói được thì đây là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
  • Time: Bệnh nhân có nguy cơ mắc đột quỵ rất cao nếu có cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần nhanh chóng đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-dot-quy

5. Bệnh đột quỵ có những dạng nào?

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Đây là loại đột quỵ hay gặp nhất xảy ra khi huyết khối trong mạch máu cản trở lưu lượng máu tới não. Huyết khối di chuyển từ khu vực khác của cơ thể tới một mạch máu trong não cũng có thể gây nên đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Cơn thiếu máu não thoáng qua

Một cơn thiếu máu não thoáng qua, đôi khi được cho là đột quỵ nhỏ, tương tự như đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở chỗ hiện tượng này tạm thời chặn lượng máu đến não. Tuy nhiên, khác đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cơn thiếu máu não thoáng qua không làm tổn thương não kéo dài.

Đột quỵ xuất huyết

Bệnh đột quỵ này xảy ra khi mạch máu bị vỡ gây chảy máu vào não. Máu tích tụ sẽ chèn ép các mô não xung quanh. Giống các đột quỵ khác, đột quỵ xuất huyết có thể gây chết mô não nhanh chóng.

Đột quỵ do huyết khối

Do sự tồn tại của cục máu đông (huyết khối) được tạo nên trong động mạch ở cổ hoặc não. Tức là cục máu đông tạo thành trực tiếp tại não. Các động mạch này có thể tích tụ chất béo, gọi là mảng bám theo thời gian gây tắc mạch, hạn chế hoặc mất hoàn toàn sự lưu thông của dòng máu.

Đột quỵ do tắc mạch

Do sự tồn tại của những cục máu đông hình thành những bộ phận khác trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển tới não. Biểu hiện hay gặp là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung tâm nhĩ), có thể tạo thành cục máu đông.

Những loại đột quỵ khác

Khi không thể xác định nguyên nhân gây ra gián đoạn lưu lượng máu đến não, đó là cơn đột quỵ mã hóa. Các triệu chứng của đột quỵ mã hóa giống như các đột quỵ khác. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể khó khăn vì không biết nguyên nhân gây ra.

Tìm hiểu thông tin về bệnh viêm xoang tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-viem-xoang-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-can-biet.html

6. Đối tượng nào dễ bị đột quỵ

Các nhóm đối tượng dễ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường bao gồm:

  • Lười vận động, ít tập thể dục, rèn luyện sức khỏe
  • Hay hút thuốc lá hoặc tiếp xúc khói thuốc lá
  • Ít ăn rau xanh nhưng hay ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao
  • Người khi bước qua tuổi trung niên
  • Gia đình từng có người đột quỵ
  • Đang mắc hoặc điều trị những bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Người thừa cân, béo phì.

doi-tuong-de-bi-dot-quy

7. Cách phòng tránh bệnh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng điều độ

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu,… Chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng hình thành các bệnh lý này. Ăn uống bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ rất hiệu quả.

Tập thể dục mỗi ngày

Thể dục, thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, hõ trợ tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút hằng ngày, ít nhất 4 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Giữ ấm cho cơ thể

Nhiễm lạnh có thể làm tăng huyết áp, tăng áp lực làm mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi trong thời điểm giao mùa.

Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc là một trong những nguy cơ tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc còn gây hại cho sức khỏe bản thân và người xung quanh. Nếu bỏ thuốc trong vòng 2 – 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Người bị các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu, béo phì cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh, không để những chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

Tham khảo thông tin về bệnh huyết áp thấp TẠI ĐÂY

8. Phải làm gì khi phát hiện người đột quỵ?

Hướng dẫn sơ cứu cho người tai biến mạch máu não:

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức
  • Tuyệt đối giữ cho người bệnh không bị té ngã
  • Không tự ý điều trị như: bấm huyệt, châm cứu, đánh gió, cho bệnh nhân uống thuốc huyết áp hay bất cứ loại thuốc nào
  • Theo dõi những biểu hiện của bệnh nhân như: méo miệng, nôn mửa, co giật, chóng mặt, mất thăng bằng, loạn trí,…
  • Để bảo vệ đường thở, đặt bệnh nhân nằm nghiêng và không cho ăn uống gì.

9. Bệnh đột quỵ nên ăn gì, không nên ăn gì?

9.1. Đột quỵ nên bổ sung gì?

Thực đơn cho người đột quỵ là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người bệnh đột quỵ” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh đột quỵ

Các loại cá

Một vài loại cá như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi,… có nhiều axit béo omega-3, tốt cho sức khỏe tim mạch, hạn chế hình thành mảng bám trong thành mạch. Hơn nữa, cá cũng là nguồn thực phẩm giàu đạm giúp người bị đột quỵ, tai biến sớm hồi phục sức khỏe.

Rau xanh

Các loại rau màu xanh đậm như: cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh,… giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong những loại rau này cũng chứa Nitrat – chất có công dụng hỗ trợ giãn mạch máu, có công dụng giảm huyết áp, xơ vữa động mạch và tăng cường chức năng các tế bào lót ở mặt trong mạch máu.

rau-xanh

Trái cây

Những loại trái cây như: Bơ, táo, việt quất, họ nhà cam, kiwi,… tốt cho người bệnh đột quỵ. Đặc biệt, trong quả bơ chứa axit oleic, đây là chất giúp cho chất xám xử lý thông tin tối ưu. Vì thế, nên bổ sung bơ vào khẩu phần hàng ngày cho bệnh nhân đang phục hồi sau tai biến.

Vitamin C trong họ nhà cam là chất chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch và đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ phục hồi sau khi bị đột quỵ.

Thực phẩm nhiều chất xơ

Chất xơ là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, không những giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón mà còn giúp giảm cân, giảm lượng đường trong máu. Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng chất xơ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Các nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ là các loại trái cây tươi, các loại rau, đặc biệt là những loại đậu như: đậu lăng, đậu Hà lan, đậu bầu dục, đậu xanh, đậu đen… Những loại đậu có chứa nhiều protein, chất xơ và chất dinh dưỡng khác nhau, có thể làm thành nhiều món ăn ngon, giúp người tai biến nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

9.2. Bệnh đột quỵ nên kiêng ăn gì?

Hạn chế dùng muối

Muối có thể gây tích nước và tăng huyết áp cho cơ thể, gây nguy cơ tái phát cao đối với bệnh đột quỵ. Vì thế, nên tránh dùng nhiều muối trong bữa ăn hằng ngày. Hạn chế cho người bị đột quỵ ăn thức ăn từ thực phẩm đã chế biến và đóng hộp, những loại thức ăn nhanh.

muoi

Tuyệt đối kiêng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích

Những người đang trong quá trình phục hồi sau đột quỵ nên tuyệt đối tránh những loại chất kích thích điển hình như: rượu, bia, thuốc lá, thức ăn cay nóng, mỡ động vật,… Vì đây là các chất làm tăng nguy cơ gây tình trạng tai biến mạch máu não và làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo

Mỡ động vật, thịt mỡ món chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ, các loại sữa đặc, bơ, nội tạng động vật,… là thực phẩm mà người đang phục hồi sau đột quỵ không nên dùng.

Hạn chế thịt đỏ

Những loại thịt đỏ như: thịt cừu, thịt bò,… chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa, loại chất béo này làm tăng nguy mắc bệnh về tim mạch, gây tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng xơ vữa. Vì thế, nên hạn chế cho người bị tai biến dùng các loại thực phẩm này.

Hạn chế thực phẩm nhiều đường

Bánh ngọt, nước ngọt, kẹo… là các loại thực phẩm chứa nhiều đường, không nên cho người đang điều trị phục hồi sau tai biến dùng, để tránh các yếu tố nguy cơ cao làm tái phát đột quỵ.

Đột quỵ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí tử vong. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh đột quỵ. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh

Xem thêm thông tin về bệnh Parkinson tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-parkinson-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-can-biet.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *