Từ xưa, nghệ đã là gia vị không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình. Nó được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày, tốt cho sức khỏe. Vậy củ nghệ có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những lợi ích của củ nghệ trong bài viết này nhé
Củ nghệ là củ gì?
Nghệ còn gọi là nghệ ta, nghệ nhà, khương hoàng, tên khoa học là Curcuma longa. Đây là cây thân thảo lâu năm, họ Gừng (Zingiberaceae), có củ (thân rễ) ở dưới mặt đất. Nó có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Tamil Nadu, tại đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 – 30 độ C (68 độ F – 86 độ F) và lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển tốt. Cây cho thu hoạch hàng năm để lấy củ, và được nhân giống từ một phần trong số các củ đó vào năm mùa sau
Thành phần hoạt trong củ nghệ là chất curcumin với vị hơi cay nóng, hơi đắng, mùi mù tạc, và có hương vị của đất một cách đặc trưng. Curcumin là chất rất quan trong vì tính năng trị bệnh tiềm tàng với một và loại bệnh như: Alzheimer, ung thư, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và nhiều loại bệnh mãn tính khác
Củ nghệ có tác dụng gì? Những công dụng từ nghệ mà bạn cần biết
Phòng ngừa nhiều loại vi rút làm hại cơ thể
Nếu thấy cơ thể không khỏe, có thể nhâm nhi một ly trà nghệ để xua tan mệt mỏi. Các bằng chứng khoa học đã chỉ ra, chất curcumin có trong nghệ có thể giúp chống lại tác động có hại của nhiều loại vi rút như: vi rút cúm mùa hay vi rút gây mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, lưu ý rằng trong nghệ chỉ có khoảng 3% chất curcumin, trong khi cơ thể thường khó hấp thụ tốt được tinh chất này. Vì thế, uống trà nghệ không phải là một cách chữa bệnh và không nên quá bị phụ thuộc vào chúng
Củ nghệ có tác dụng gì – Giúp phòng ngừa bệnh trầm cảm
Một vài hợp chất có trong nghệ có thể hỗ trợ cho sức khỏe con người. Nổi bật nhất đó là chất curcumin, có thể xoa dịu những triệu chứng bệnh trầm cảm và thúc đẩy thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng tốt hơn.
Bệnh trầm cảm có thể xảy ra vì mức BDNF thấp trong cơ thể – hoạt chất dinh dưỡng thần kinh từ não. Bởi nghệ có thể làm tăng mức BDNF, nên gia vị thông dụng này đang được nghiên cứu sẽ trở thành một bài thuốc chống trầm cảm hiệu quả.
Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường tuýp 2
Những nhà nghiên cứu đã thấy rằng, chất curcumin trong củ nghệ có công dụng kháng viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. Vì thế, củ nghệ được coi là một phương thuốc hữu ích để ngăn ngừa và điều trị tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu đã tiến hành trên 240 người trưởng thành tiền tiểu đường đã cho thấy, sau khi bổ sung thêm chất curcumin từ nghệ trong 9 tháng đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của họ. Hơn nữa, nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, chất curcumin có khả năng giảm nồng độ glucose trong máu, qua đó cải thiện một số đề liên quan tới bệnh tiểu đường.
Củ nghệ có tác dụng gì – Làm giảm cholesterol xấu “LDL” trong máu
Nhoài các lợi sức sức khỏe trên, nghệ còn giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu “LDL” trong máu. Hơn thế nữa, củ nghệ cũng có khả năng bảo vệ hệ tim mạch rất hiệu quả. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, dùng nghệ thường xuyên giúp ngăn ngừa những cơn đau tim ở người đã thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Hỗ trợ giảm đau do viêm khớp
Nghệ được chứng minh có thể giảm đau khớp, cứng khớp và viêm khớp. Nhưng, cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn để xác nhận rằng nghệ thực sự là phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả. Nếu muốn sử dụng nghệ để chữa đau khớp, có thể giúp cơ thể hấp thụ curcumin tự nhiên bằng cách ăn nghệ với hạt tiêu đen.
Củ nghệ có tác dụng gì – Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Người bị bệnh Alzheimer thường có hiện tượng viêm mãn tính. Nhiều người cho rằng dùng nghệ có thể chống lại Alzheimer do nó có công dụng chống viêm tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều bằng chứng khoa học khẳng định rằng dùng nghệ là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh.
Cải thiện những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Theo kết quả của nghiên cứu trên 200 người trưởng thành và ở chuột cho thấy, khi sử dụng nghệ có thể cải thiện những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), ví dụ như đau bụng. Hơn nữa, nghệ còn đang được nghiên cứu thêm để điều trị cho những bệnh như: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Củ nghệ có tác dụng gì – Ngăn ngừa sự phát triển của ung thư
Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và động vật đã thấy rằng, nghệ có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào khối u, đồng thời giúp những enzym giải độc hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với người đang trong quá trình điều trị ung thư cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng củ nghệ vì nó có thể gây ảnh hưởng tới một số loại thuốc hoá trị đang dùng.
Giúp trị chứng nhức đầu
Trên thực tế, nghệ có mối quan hệ gần gũi với gừng – phương thuốc trị đau đầu tự nhiên rất phổ biến. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nghệ được khuyên dùng như phương pháp điều trị chứng đau đầu, đặc biệt là với đau nửa đầu.
Củ nghệ có tác dụng gì – Đánh bay và làm sạch mụn hiệu quả
Nghệ còn được chị em phụ nữ dùng rất nhiều trong làm đẹp. Vì có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm nên nhiều người đã sử dụng để làm mặt nạ nghệ dưỡng da, hoặc ăn nghệ để chống lại những loại mụn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tinh chất Curcumin trong nghệ giúp đảo ngược quá trình có thể gây bệnh tim ở người. Ngoài ra, những vitamin và khoáng chất như kali có trong củ nghệ bảo vệ tim mạch khỏe mạnh và ổn định.
Củ nghệ có tác dụng gì – Có chứa hoạt tính sinh học mạnh
Củ nghệ có công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biết nhất là chất curcumin. Đây là chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh. Ngoài ra, còn có thể trị nhiều triệu chứng khác như: diệt khuẩn, ngừa ung thư đại tràng, ung thư gan, đau dạ dày, đau bụng,… Nghệ cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, E, K, canxi, kali, sắt,… và nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm.
Cải thiện chức năng não bộ
Thành phần curcumin kết hợp cùng mật ong có thể ngăn chặn những tế bào não tổn thương. Đặc biệt, những dưỡng chất trong mật ong cũng góp phần kích thích quá trình sản sinh ra những tế bào não mới.
Giúp làm lành vết thương, điều trị sẹo
Nghệ có khả năng kháng khuẩn tốt, nên khả năng làm lành vết thương từ củ nghệ rất hiệu quả. Khi bị thương hoặc bỏng có thể bôi nghệ lên vùng đó để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo vùng da, ngăn ngừa sẹo.
Củ nghệ có tác dụng gì – Hỗ trợ trị đau dạ dày
Nghệ tính nóng, cay, có công dụng bảo vệ dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Qua đó làm giảm hiện tượng đau dạ dày hiệu quả. Dùng nghệ đúng cách giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu hay gặp.
Ngăn ngừa lão hóa da
Thành phần trong củ nghệ chứa những loại vitamin như: E, C, K cùng curcumin sẽ kích thích sản sinh những tế bào mới thay cho tế bào cũ, tiêu diệt vi khuẩn và gốc tự do có hại. Qua đó, chống lại sự lão hóa, giúp da đẹp, trẻ trung và khỏe mạnh hơn
Củ nghệ có tác dụng gì – Tốt cho tiêu hóa
Củ nghệ là nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ hiệu quả quá trình tiêu hóa nhờ vào khả năng kháng khuẩn, kháng virus. Nững bệnh lý như gan, đầy hơi, khó tiêu, chỉ cần thêm nghệ vào như gia vị nấu ăn thì bệnh sẽ giảm hiệu quả.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nhờ có hoạt chất lipopolysaccharide, cải thiện miễn dịch cơ thể hiệu quả. Đồng thời nhiều chất kháng khuẩn, kháng nấm trong nghệ cũng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những nguy cơ bệnh tiềm ẩn khác.
Củ nghệ có tác dụng gì – Giảm cân an toàn và hiệu quả
Cũng nhờ có thành phần Curcumin ngăn chặn mạch máu mới hình thành trong mỡ thừa, nên mô mỡ không phát triển thêm. Do đó, hãy bổ sung nghệ vào chế độ ăn kiêng để có vóc dáng đẹp và giảm cân hiệu quả
Giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, những phụ nữ dùng chất bổ sung curcumin từ nghệ trong ba chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp có thể giảm bớt được những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), ví dụ như: đau bụng kinh, khó chịu, mệt mỏi, lo lắng, và thiếu năng lượng.
Điều này là vì khả năng kháng viêm mạnh của củ nghệ. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cũng khuyến cáo, người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nên tăng cường thêm những thực phẩm chức năng chứa nghệ khoảng 2 lần trong ngày và dùng trong vòng một tuần trước kỳ kinh nguyệt bắt đầu để giảm những triệu chứng của PMS.
Trên đây là những tác dụng của củ nghệ. Tham khảo và sử dụng hợp lý để bảo về sức khỏe tốt nhất nhé
Tham khảo những bài thuốc từ củ tỏi TẠI ĐÂY