Rau cải là loại rau phổ biến, xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm gia đình Việt. Nhưng rau này lại đa dạng và có rất nhiều loại. Bạn đã nhớ hết tên các loại rau cải chưa? Cùng Trang vàng nông nghiệp phân biệt các loại rau cải để tránh bị nhầm lẫn nhé
Rau cải là gì?
Rau cải là rau thuộc họ Thập Tự, có tầm quan trọng đem đến giá trị kinh tế trên khắp thế giới. Theo thống kê, họ cải có khoảng 338 – 350 chi tương ứng khoảng 3.700 loài khác nhau. Như vậy có thể thấy họ cải rất phong phú và đa dạng. Tại Việt Nam cũng có rất nhiều loại rau cải khác nhau. Và hầu như mỗi người chỉ biết một số loại rau cải phổ biến và được trồng nhiều. Còn lại một số loại cải hầu như chưa nghe đến bao giờ? Vậy có bao nhiêu loại rau cải?
Tổng hợp các loại rau cải mà bà nội trợ nên biết
Cải ngọt
Cải ngọt thân thảo, đầu tròn, thân dài. Chiều cao lá có thể lên tới 16cm – 20cm. Bởi thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta nên chúng được trồng rất phổ biến. Rau cải này tính mát nên có thể dùng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, bảo vệ sức khỏe gan, phòng ngừa Gout, bướu cổ,… Trong các loại rau cải thì cải ngọt hay được dùng nấu canh hoặc luộc và xào là chính. Ngoài ra, rau cải ngọt cũng có thể được dùng làm rau ăn lẩu.
Các loại rau cải – Bắp cải (cải bắp)
Đây là loại rau cải dạng hình tròn và cuốn là hình cầu có 2 loại màu trắng và màu tím. Phần lá của bắp cải xếp thành từng lớp dày làm bắp chắc, khó bóc, cầm nặng tay. Có thể dùng để luộc, nấu canh, xào hoặc trộn salad đều ngon.
Cải thảo
Rau cải thảo hình dạng bẹ, những lá cải chụm lại với nhau xếp thành hình trụ dài. Đây là lý do nó còn được gọi với các cái tên khác như cải cuốn, cải bao. Mỗi phiến lá đều có độ dày và nhiều gân. Ngoài cải thảo màu xanh thì loại cải thảo tím cũng được ưa chuộng sử dụng.
Đây là loại rau cải nổi tiếng làm món kim chi Hàn Quốc, cũng được lấy để nấu các món canh, xào, lẩu,… Chắc chắn nhiều người sẽ biết loại cải này vìchúng sử dụng làm kim chi và hay ăn lẩu thái.
Các loại rau cải – Cải xoong (xà lách xoong)
Cải xoong còn gọi là cải xà lách xoong, có xuất xứ từ khu vực châu Âu, Trung Á, có thể sinh trưởng được cả dưới nước và trên cạn. Rau cải xoong có thân mảnh, nhỏ, nhiều lá nhỏ mọc dọc khắp thân. Cải này cũng có vị hơi đắng và hay được dùng để xào, ăn lẩu.
Rau cải cúc (tần ô)
Cải cúc là cây thân thảo sống quanh năm. Cây có chiều cao trung bình 0,4 – 0,6m tùy thuộc điều kiện sinh trưởng, thổ nhưỡng, khí hậu,… Cây có thể phân ra nhiều nhánh, có màu xanh lục. Cải này thích hợp với những món canh, nhúng lẩu, dùng để nấu mì,…
Cải ngồng (cải làn, cải rổ)
Cải ngồng còn gọi là cải hoa có thân mọc thẳng, tùy thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng mà có thể cao từ 10 đến 40cm. Rau cải ngồng vị ngọt, tính mát, đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Rau cải này thường được dùng để xào, nấu canh, luộc hoặc ăn lẩu.
Các loại rau cải – Cải xoăn (cải kale)
Cải xoăn được ví như là “nữ hoàng của các loài rau xanh”. Nó là loại cây họ thân thảo, sống lâu năm với thân cao 1 – 1,5 mét. Nó vị hơi đắng và được coi là có họ hàng gần với những loại rau như: bắp cải, cải bruxen, súp lơ, hay rau xanh collard.
Cải chíp (cải bẹ trắng, cải thìa)
Rau cải thìa có phần bẹ khá to, dày, mập và mọng nước. Lá cải thìa màu xanh, to và tròn. Tùy vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng mà cây cải thìa có thể phát triển cao đến 23 – 30cm. Rau cải chíp tính mát, tuy nhiên vị không đậm như những loại cải khác. Cải bẹ trắng thường được dùng để nấu canh, xào chung với nấm,…
Cải mơ
Rau cải mơ có dáng khá giống với cải canh nên nhiều người nhầm lẫn. Cải mơ cũng có vị hơi đắng giống cải canh, nhưng phần lá cải mơ sẽ trơn nhẵn hơn và thường lùn hơn cải canh. Cải mơ chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, nhiều vitamin và khoáng chất nên thường dùng để chế biến những món canh, ăn lẩu…
Các loại rau cải – Cải bẹ xanh (cải bẹ đông dư, cải sen)
Loại cải này lá hình tròn hoặc hình quạt, khá nhăn và khi ăn vị đắng. Đây là loại rau cải thường được sử dụng để muối dưa hoặc có thể dùng nõn cải bẹ xanh để luộc hoặc xào rất ngon.
Rau cải bó xôi (rau bina, chân vịt)
Cải bó xôi còn gọi là rau chân vịt, xuất xứ từ các nước Trung Á và Tây Á. Đây là loại rau thân thảo, chiều cao 5-10cm và mọc thẳng đứng. Rau cải này thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, mọc chụm lại ở gốc bé xíu, thân và lá giòn, dễ gãy, dập.
Cải cầu vồng (cải Thụy Sĩ)
Chính cái tên cũng đã phần nào diễn tả màu sắc của loại rau cải này. Rau cải cầu vồng có thân thảo với nhiều màu sắc khác nhau giống 7 sắc cầu vòng, các lá mọc xen kẽ nhau, trên bề mặt lá sẽ khá nhăn nhưng sờ vào lại thấy mịn, trơn bóng. Cải cầu vồng thường được dùng để làm những món xào, ăn sống hoặc sử dụng gói bánh.
Các loại rau cải – Rau cải mèo
Cải mèo màu xanh mướt, đây là một trong các món ăn đặc trưng của dân tộc Mông vùng núi cao. Cách trồng rau cải mèo rất đặc biệt, hạt giống cây sẽ được gieo trồng tự nhiên để mọc thành cây chứ không trồng thành các lối, hàng. Sỡ dĩ, rau này có tên như vậy là bởi những lá cây được bao phủ bằng một lớp lông, lá có các đường viền
Cải mèo là loại rau rừng, đặc sản của Sapa được nhiều người yêu thích. Rau cải mèo vị hơi đắng, khá giòn và dai. Càng ăn sẽ càng cảm nhận được vị ngọt từ rau. Rau cải này có thể chế biến nhiều món ăn như: cải mèo luộc, nấu canh hay xào hoặc nhúng lẩu đều ngon.
Cải trời (cải hoang) – một trong những loại cải cho hàm lượng dinh dưỡng cao
Là rau được mọc hoang nhiều ở nước ta nhưng có nhiều chất dinh dưỡng và khả năng chữa bệnh tốt. Phần lá dài có lông, thân hơi cứng. Được coi là phương thuốc hay trong Đông y để trị bệnh tiêu hóa, bướu cổ, bệnh lao, giải độc,… Rau cải trời có thể ăn sống, ăn chung với món kho,…
Rau cải mầm
Rau mầm là loại rau non và sạch nên hàm lượng dinh dưỡng trong rau mầm cao gấp 5 lần rau thông thường. Rau cải mầm được canh tác bằng những loại hạt giống thông thường như: Củ cải, cải ngọt, cải tùa xại, cải bẹ xanh, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ,…
Cải mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp nhiều lần rau trưởng thành. Hơn nữa, thời gian sinh trưởng lại ngắn chỉ mất 5 – 7 ngày canh tác. Đặc biệt, nhiều cách canh tác không cần sử dụng đất nên rau rất sạch, dễ sử dụng. Chính vì nhiều lợi ích như thế nên nhiều người tự làm rau mầm sạch sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, điểm quan trọng nên nhớ rau cải mầm được làm từ hạt giống rau mầm riêng biệt chứ không nên sử dụng hạt giống thường để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các loại rau cải – Cải canh (cải đắng)
Loại cải này có đặc điểm mọng nước, cuống lá dày, có lõm ở giữa tạo ra 1 đường rãnh và lá của nó có răng cưa không đều. Rau cải canh vị hơi đắng, cay và thường được dùng để nấu canh với gừng.
Cải đuôi phụng
Cải đuôi phụng là loại cải còn tương đối xa lạ với người Việt Nam. Tuy nhiên loại cải này lại chứa thành phần dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Rau cải đuôi phụng có vị ngọt thanh, mùi thơm, dễ ăn và dễ chế biến. Cải này có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngừa ho, phòng ngừa ung thư gan,… Người ta hay sử dụng cải đuôi phụng để chế biến những món xào, ăn lẩu, nấu canh,…
Tác dụng của rau cải cho sức khỏe
Đây là câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc. Mỗi loại rau xanh đều chứa lượng dinh dưỡng và vitamin nhất định. Qua đó, rau cải cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe với những công dụng sau:
- Hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón
- Cung cấp nước dồi dào cho cơ thể, giúp thanh nhiệt
- Trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da hiệu quả
- Tăng cường sức đề kháng, tốt cho bệnh tiểu đường
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
- Phòng ngừa bệnh bướu cổ
- Làm chậm quá trình lão hóa da
- Chữa viêm ruột, giảm nhu động ruột và ức chế các chất gây viêm màng ruột
- Phòng ngừa ung thư bàng quang.
- Hỗ trợ trị bệnh Gout
Tham khảo công dụng của đậu bắp TẠI ĐÂY